III/ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DÂN CƯ ĐÔ THỊ HÀ NỘI
9. Nâng cao năng lực quản lý đô thị
Năng lực quản lý đô thị là yếu tố quyết định đến thành công hay thất bại của các biện pháp quản lý đô thị. Muốn quản lý đô thị được tốt cần phải nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý.
Trong việc tổ chức bộ máy quản lý, muốn nâng cao tính hiệu quả của bộ máy cần:
- Đổi mới tư duy, xây dựng mô hình quản lý mới. Trong mỗi thời kì phát triển, cần căn cứ vào tình hình thực tế mà xây dựng mô hình quản lý thích hợp. Xác định được những đặc trưng của mô hình quản lý mới là cơ sở để tổ chức bộ máy có hiệu quả.
+ Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều chuyển đổi, thành phố đang trong giai đoạn “thay da đổi thịt” thì mô hình quản lý mới cần coi trọng quản lý kinh tế và quản lý xã hội như nhau, đặt trọng tâm vào quản lý môi trường pháp lý và các vấn đề đối ngoại: Chính quyền đô thị tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Tăng khả năng cạnh tranh của các đô thị, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài như vốn đầu tư, lao động kỹ thuật…
+ Chính quyền đô thị vẫn quản lý đô thị thông qua các sở, ban, ngành nhưng điều tiết nền kinh tế thông qua thị trường, thực hiện tự hạch toán kinh tế trong các cơ sở kịnh doanh. Chính quyền đô thị vận dụng pháp luật và các công cụ kinh tế để điều tiết hoạt động sản xuất của các chủ thể của nền kinh tế đô thị. Các chính sách thuế, giá cả, lãi suất, đầu tư là công cụ để điều chỉnh, khuyến khích hay hạn chế phát triển các lĩnh vực của nền kinh tế.
+ Thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò bổ sung. Chính quyền đô thị chỉ tham gia vào những hoạt động mang tính xã hội, cung cấp các dịch vụ chung của xã hội như quốc phòng, an ninh, y tế, giáo dục …
- Đổi mới tổ chức bộ máy, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung quản lý hành chính Nhà nước của các cấp chính quyền đô thị. Bộ máy quản lý hiện nay của thành phố còn cồng kềnh , sự phân cấp, phân quyền còn chồng chéo, Phương thức hoạt động và điều hành vẫn là độc lập, khép kín, mệnh lệnh hành chính,
chưa mang tính chất dây chuyền, đồng bộ của phương thức quản lý hiện đại. Vì vậy để nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý cần:
+ Tổ chức bộ máy quản lý đô thị dựa vào nhu cầu thực tế của việc quản lý. Xác đinh tổ chức cần bao nhiêu cấp quản lý và mỗi cấp quản lý cần phải có bao nhiêu bộ phận chức năng, bao nhiêu phòng ban chuyên môn. Yêu cầu cơ bản đối với bộ máy quản lý mỗi cấp là phải hoàn thành nhiệm vụ của mình trên địa bàn quản lý có những đặc thù riêng.
+ Giữa các cấp quản lý và giữa các bộ phận chức năng thuộc cùng một cấp quản lý cần phải xác lập những mối quan hệ nào để bảo đảm cho bộ máy hoạt động đồng bộ, hiệu quả. Những mối quan hệ chủ yếu là: quan hệ giữa cấp quản lý trên và cấp quản lý dưới; là quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo; quan hệ giữa những bộ phận chức năng thuộc cùng một cấp quản lý.
+ Xác định các thành phần, các bộ phận của bộ máy là sự lựa chọn những nhân sự có phẩm chất, năng lực phù hợp với yêu cầu công việc để đưa vào bộ máy, làm bộ máy vận hành có hiệu quả.
- Cải cách thể chế. Cải cách thể chế về tổng quát sẽ tạo ra sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các cấp quản lý nhằm tăng cường vai trò chính quyền đô thị, tạo điều kiện phát triển đô thị và dịch vụ đô thị chứ không chỉ đơn thuần là nhà cung cấp. Mấu chốt của vấn đề là tăng cường mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân trong lĩnh vực phát triển và cung cấp dịch vụ đô thị.
Nâng cao trình độ, năng lực và kiến thức chuyên môn của cán bộ và nhân viên trong bộ máy hành chính ở đô thị. Để hiệu quả hơn trong giai đoạn đô thị hóa hiện đại, các nhà quản lý cần mở rộng kiến thức và áp dụng các cách tiếp cận mới đối với quy hoạch phát triển.
- Đào tạo cần tập trung vào các vấn đề quản lý đô thị tổng hợp. Các tổ chức đào tạo nhà nước và tư nhân cần thông qua hợp tác thiết kế các khóa đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Nội dung đào tạo bao gồm:quy hoạch; quản lý phát triển hạ tầng, môi trường, xây dựng đô thị; thiết kế đô thị và bảo tồn di sản; quản lý đất đai, nhà ở, thị trường bất động sản...
Phần kết luận
Với tư cách là thủ đô, Hà Nội có một số thuận lợi cơ bản trong phát triển kinh tế - xã hội; Hà Nội được Đảng, Nhà nước chỉ đạo, tập trung đầu tư về mọi mặt trong quá trình xây dựng và phát triển; có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ và tinh hoa văn hóa thế giới, giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh có liên quan trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và quốc tế.
Đồng thời với những thuận lợi, những nguồn lực và lợi thế, trong quá trình phát triển, Hà Nội đã, đang và sẽ còn phải đối phó, giải quyết với nhiều khó khăn, thách thức gay gắt. Đó là những bất trắc, rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn về tự nhiên và biến đổi khí hậu; những yếu tố phi lợi thế về kinh tế; sự bùng nổ dân số cơ học không kiểm soát được; sự yếu kém, thiếu đồng bộ và quá tải nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng, dịch vụ, quản lý đô thị; ô nhiễm môi trường và những vấn nạn xã hội…. Đây là những bài toàn khó phải được đặt ra và tập trung cao độ để tìm lời giải đúng đắn trong những năm tới.
Phát triển bền vững dân cư đô thị là mục tiêu cuối cùng trong sự nghiệp phát triển bền vững đô thị. Để đảm bảo sự phát triển bền vững, đúng hướng, cần kết hợp và giải quyết hài hòa giữa kiên định, kiên trì theo đuổi mục tiêu dài hạn phù hợp tầm nhìn vài chục năm với việc tập trung huy động có hiệu quả mọi nguồn lực để thực hiện thắng lợi mục tiêu ngắn hạn, trung hạn trong khoàng 5, 10 năm. Từ nay đến năm 2020 nhiệm vụ lịch sử đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô là tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp khả thi theo quan điểm chỉ đạo nhất quán trên cơ sở tính toán và chuẩn bị các phương án phát triển.
Muốn phát triển toàn diện, bền vững, trong 10 năm tới, Hà Nội tất yếu phải triển khai đồng bộ các giải pháp trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại nhằm khai thác, phát huy tất cả các nguồn lực vốn có và có thể tạo thêm. Các giải pháp đó có mục tiêu, yêu cầu, phương thức tiến hành riêng, song phải kết hợp chặt chẽ, hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo thành một lực cộng hưởng cùng chiều, theo đúng quan điểm chỉ đạo và phục vụ hiệu quả mục tiêu chung đã được xác định.
Tài liệu tham khảo
1. Đào Hoàng Tuấn (2008), Phát triển bền vững đô thi, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Kinh tế và dự báo số 19 (10/2010).
3. GS.TS Nguyễn Đình Hương – ThS Nguyễn Hữu Đoàn, Kinh tế đô thị, NXB Giáo dục – 2002.
4. GS. TS Nguyễn Đình Hương – ThS Nguyễn Hữu Đoàn, Quản lý đô thị, NXB Thống kê Hà Nội – 2003.
5. GS.TS. Phùng Hữu Phú, Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội trên nền tảng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam.
6. Phạm Quang Nghị, Tạp chí cộng sản 816 (10/2010).
7. TS. Nguyễn Hữu Đoàn, chuyên đề “Xây dựng giải pháp phát triển bền vững dân cư đô thị hiện nay”.
8. Tạp chí Quản lý nhà nước số 175 (8/2010), số 176 (9/2010). 9. http://www.dothi.vn.
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu ...1
I/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ BỀN VỮNG...2
1. Đô thị và phát triển đô thị bền vững...2
1.1 Khái niệm và đặc trưng đô thị. ...2
1.2 Phát triển đô thị bền vững ...3
2. Phát triển bền vững dân cư đô thị...4
2.1 Khái niệm dân cư đô thị và đặc điểm dân cư đô thị...4
2.2 Khái niệm phát triển bền vững dân cư đô thị...5
3. Hệ thống tiêu chí về phát triển bền vững dân cư đô thị...6
II. CƠ SỞ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DÂN CƯ ĐÔ THỊ HÀ NỘI...8
1. Thực trạng phát triển dân cư đô thị Hà Nội...8
1.1 Mức độ phát triển kinh tế, xã hội...8
1.2 Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng xã hội...12
1.3 Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật ...13
1.4 Trình độ quản lý đô thị...14
2. Dự báo xu thế phát triển dân cư đô thị Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050...15
3. Định hướng phát triển đô thị Hà Nội theo quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050...16
3.1 Định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội...17
3.2 Định hướng phát triển không gian...17
3.3 Định hướng quy hoạch cơ sở hạ tầng xã hội...18
3.4 Định hướng quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật...19
3.5 Định hướng quy hoạch môi trường đô thị...20
3.6 Định hướng trong quản lý đô thị...21
III/ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DÂN CƯ ĐÔ THỊ HÀ NỘI...21
1. Xác định quy mô dân số đô thị hợp lý...21
1.1 Quan điểm về quy mô dân số đô thị hợp lý...21
1.2 Phương pháp xác định quy mô dân số đô thị hợp lý...23
2. Tăng cường công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đô thị theo hướng bền vững....25
2.1 Trong công tác quy hoạch đô thị...25
2.2 Giải pháp thực hiện quy hoạch hiện nay...26
3. Đẩy mạnh tham gia của người dân trong quá trình quản lý đô thị...27
5. Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ngoại thành...29
6. Hoàn thiện và bổ sung hệ thống văn bản pháp luật...30
7. Tăng cường công tác quản lý đất đai, đổi mới quản lý lĩnh vực nhà ở...31
8. Mở rộng nguồn vốn và chính sách cấp vốn phát triển cơ sở hạ tầng đô thị...33
9. Nâng cao năng lực quản lý đô thị...34
Phần kết luận...37