Phát triển kinh tế xã hội nông thôn ngoại thành

Một phần của tài liệu Xây dựng giải pháp phát triển bền vững dân cư đô thị Hà Nội” (Trang 29 - 30)

III/ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DÂN CƯ ĐÔ THỊ HÀ NỘI

5. Phát triển kinh tế xã hội nông thôn ngoại thành

Trở ngại lớn nhất để xây dựng các chiến lược phát triển đô thị và phát triển dân cư đô thị bền vững chính là quy mô và mật độ dân số quá đông gây áp lực lên rất nhiều vấn đề của đô thị. Vì vậy điều cần thiết là cần phải duy trì quy mô dân số hợp lý trong nội đô. Đô thị hóa nông thôn là một giải pháp bền vững để hạn chế nhập cư, giảm sức ép về dân số cho nội thành. Đặc thù của thành phố Hà Nội là lõi đô thị rất phát triển, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục của cả nước,có sức hút rất lớn đối với các đô thị xung quanh nhưng lại có quy mô diện tích nhỏ, thế nên trong nội thành thường xuyên trong tình trạng quá tải về lao động, dân số, việc làm, gây sức ép trong lên cơ sở hạ tầng kinh tế, kĩ thuật, xã hội, môi trường. Trong khi đó, diện tích ngoại thành Hà Nội có quy mô diện tích rất lớn, đa số vẫn là những vùng nông thôn mới, có tiềm năng phát triển nhưng chưa được chú trọng đầu tư. Đây là lợi thế để Hà Nội quy hoạch phát phát triển thành chùm đô thị, với đô thị trung tâm là nội thành và các đô thị vệ tinh là các huyện ngoại thành, mỗi đô thị có một vị trí, chức năng riêng đảm bảo phát triển cân đối, hài hòa, tăng mối quan hệ giữa các đô thị, giữa nông thôn và thành thị. Muốn vậy, cần:

- Đầu tư phát tư phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật tương xứng với nông thôn mới ngoại thành Hà Nội.Phát triển kinh tế dựa vào lợi thế so sánh của từng vùng, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, co cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm sự cách biệt về kinh tế - xã hội giữa nội thành và ngoại thành.

- Cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tuy nhiên cần phải lựa chọn những dự án thực sự có lợi cho địa phương, giải quyết việc làm và tăng thu nhập.

- Lao động nông thôn là một lực lượng lao động lớn, cần phải sử dụng hợp lý nguồn lực này. Tăng cường các cơ sở dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn. Xây dựng các chính sác khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là những lao động bị thu hồi đất trong quá trình

công nghiệp hóa. Phát triển các khu công nghiệp, các làng nghề truyền thống, khuyến khích người nông dân “ly nông bất ly hương”.

- Phát triển trung tâm kinh tế, các thị trấn, thị tứ là cần thiết để các phát triển kinh tế ngoại thành. Các đô thị nhỏ này sẽ là trung tâm, lôi kéo sự phát triển của vùng. Là đầu mối kinh tế, cung cấp các dịch vụ cho nông thôn, góp phần nâng cao đời sống, trình độ văn hóa cho người dân.

Một phần của tài liệu Xây dựng giải pháp phát triển bền vững dân cư đô thị Hà Nội” (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w