Tăng cường công tác quản lý đất đai, đổi mới quản lý lĩnh vực nhà ở

Một phần của tài liệu Xây dựng giải pháp phát triển bền vững dân cư đô thị Hà Nội” (Trang 31 - 33)

III/ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DÂN CƯ ĐÔ THỊ HÀ NỘI

7. Tăng cường công tác quản lý đất đai, đổi mới quản lý lĩnh vực nhà ở

Đất đai là nguồn lực vô cùng quý báu của đô thị. Đất có giới hạn về mặt diện tích trong khi đó, quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh, nhu cầu về đất ngày càng nhiều. Như vậy các đô thị cần phải tăng cường công tác quản lý đất đai, có biện pháp sử dụng nguồn lực này một cách tiết kiệm và có hiệu quả.

Muốn tránh lãng phí, cần có quy hoạch tổng thể cho đô thị và thực hiện nghiêm quy hoạch đề ra, tránh tình trạng phát triển đô thị tự phát không theo quy hoạch. Việc quy hoạch hệ thống đô thị cần phải xác định được quy mô, phạm vi phát triển của các đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và giới hạn trình tự kéo dài nối liền các đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh. Trước khi phê duyệt các dự án, các bộ phải phối hợp chặt chẽ với địa phương, kiểm tra, phân tích và thẩm định kỹ để dự án đảm bảo được tính hiệu quả sau khi đưa vào sử dụng.

Tăng cường công tác tuyên truyền về quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và pháp luật đất đai để nhân dân thực hiện việc chuyển nhượng đúng quy định của pháp luật, nhất là thông tin đầy đủ về chủ trương xây dựng Thành phố hiện nay mới đang trong quá trình lập và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Cần tập trung khắc phục tình trạng chuyển nhượng đất trái phép; sử dụng không đúng mục đích; lấn chiếm đất công. Những cơ quan, doanh nghiệp được giao đất mà không sử dụng phải bị thu hồi.

Phải tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, khai thác sử dụng đất đai của các đơn vị, tổ chức, cá nhân, nhất là trong việc chuyển nhượng trái pháp luật. Các trường hợp thông tin sai sự thật để đầu cơ đất đai, môi giới nhằm trục lợi, làm thiệt hại đến quyền lợi của Nhà nước, tổ chức và cá nhân thì chuyển cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.

UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn thực hiện đúng các quy định của pháp luật về điều kiện, thời điểm thực hiện các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất; đồng thời, chỉ làm thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, tặng, cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất cho các trường hợp đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật…

Quản lý lĩnh vực nhà ở: Nhằm cải thiện điều kiện ở cho nhân dân và từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng đô thị văn minh, hiện đại. Giải pháp nhà ở đô thị nhất thiết phải xây dựng theo quy hoạch đã được duyệt. Đầu tư phát triển nhà ở đi đôi với đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng và các khu chức năng khác.Ở các trung tâm đô thị lớn phải xây dựng nhà ở cao tầng để tiết kiệm đất, tăng mỹ quan đô thị. Các đề án quy hoạch, các mẫu thiết kế nhà ở phải dựa vào mức thu nhập và đặc điểm cụ thể của từng khu vực có tính đến khả năng cải tạo, nâng cấp hoặc mở rộng diện tích mà không ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như mỹ quan chung của đô thị.

Huy động tối đa nguồn lực của nhân dân và các thành phần kinh tế để phát triển nhà ở, còn ngân sách của nhà nước chỉ là hỗ trợ. Nguồn hỗ trợ phải được quản lý chặt chẽ theo nguyên tắc thu hồi để tiếp tục phát triển nhà ở. Khuyến khích mọi thành phần tham gia kinh doanh phát triển nhà ở theo đúng pháp luật và có chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi (về thuế, lệ phí, tín dụng, hạ tầng, thưởng…) để các doanh nghiệp đổi mới kỹ thuật, phương pháp xây dựng nhà ở với chi phí thấp nhằm cung cấp nhà ở cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.

Đổi mới, hoàn thiện hệ thống tín dụng dành cho đầu tư phát triển nhà ở. Thứ nhất, các quy định ,thủ tục để cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xây dựng và phát triển nhà ở cần được rõ ràng, minh bạch và đơn giản hóa giảm bớt thời gian chờ đợi. Lượng tín dụng cho vay phải lớn, thời gian cho vay dài hạn. Thứ hai, cung cấp tín dụng dành cho các hộ gia đình có nhu cầu mua nhà với các điều khoản thuận lợi, thủ tục đơn giản hơn.

Hợp thức hóa nhà, đất đối cho những hộ gia đình có đủ điều kiện: phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp, đồng thời lại thu được một khoản thuế/lệ phí/phạt cho ngân sách thành phố. Các hộ gia đình có thể trả khoản thuế/lệ phí/phạt này trong nhiều năm. Khoản thu này có thể được chính quyền thành phố tái đầu tư để cải tạo, nâng cấp chất lượng cơ sở hạ tầng tại những khu nhà ổ chuột. Sau khi được chính quyền thừa nhận thì các hộ gia đình sẽ yên tâm đầu tư mọi nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng nhà ở.

Kiện toàn và tăng cường năng lực quản lý của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực nhà ở, đất đai.

Các giải pháp nêu trên cần được thực hiện, phối hợp đồng bộ nhằm quản lý đất đai và nhà ở đô thị đạt được hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Xây dựng giải pháp phát triển bền vững dân cư đô thị Hà Nội” (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w