III/ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DÂN CƯ ĐÔ THỊ HÀ NỘI
6. Hoàn thiện và bổ sung hệ thống văn bản pháp luật
Phát triển dân cư bền vững là chiến lược phát triển lâu dài của quốc gia nói chung và của mỗi đô thị nói riêng. Vì vậy chính quyền các cấp cần có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này và căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thời kì mà đưa ra các chính sách, hoàn thiện và bổ sung vào các văn bản pháp luật. Phát triển dân cư bền vững là nội dung rộng lớn, bao trùm tất cả các vấn đề của đô thị. Do vậy, các chính sách cũng cần đồng bộ nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình tăng dân số đô thị cũng như quá trình đô thị hoá. Thủ đô Hà Nội là một đô thị đặc biệt, còn nhiều bề bộn và bức xúc của một thành phố đang “thay da đổi thịt” từng ngày. Trong quá trình đó, Hà Nội cần có một cơ chế phát triển riêng, không nên cào bằng về chính sách. Luật thủ đô đang được đệ trình sẽ là cơ sở cho sự phát triển của Hà Nội trong tương lai. Nhưng Hà Nội cũng cần chủ động xây dựng và thực hiện những cơ chế, chính sách mới, có tính đặc thù cao, tạo đột phá, nâng cao chất lượng phát triển theo hướng bền vững.phát triển phức tạp vì vậy cần sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp từ cấp trên.
Cụ thể, Thủ đô chuẩn bị ban hành một loạt qui chế đang được nhân dân "mong đợi", như: Qui chế quản lý, sử dụng nhà chung cư tái định cư; Qui định về quản lý cho thuê nhà ở công vụ; Qui chế bàn giao, tiếp nhận công trình nhà ở phục vụ di dân giải phóng mặt bằng...
Đặc biệt, Thành phố đang chỉ đạo khẩn trương xây dựng Qui chế quản lý đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác vận hành các khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn.
Thành phố cũng sẽ có một số nhóm chính sách để huy động nguồn lực như cơ chế phân cấp tài chính, ngân sách đầu tư giữa trung ương và địa phương; cơ chế ưu đãi phát triển các khu công nghệ cao, dịch vụ cao cấp; chính sách quản lý đất đai, huy động vốn đầu tư từ quỹ đất; cơ chế thúc đẩy xã hội hóa, công khai, minh bạch trong kêu gọi đầu tư...