III/ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DÂN CƯ ĐÔ THỊ HÀ NỘI
8. Mở rộng nguồn vốn và chính sách cấp vốn phát triển cơ sở hạ tầng đô thị
Vốn dùng cho phát triển đô thị được lấy từ nhiều nguồn như ngân sách đô thị, nguồn vốn nước ngoài. Mở rộng nguồn vốn chính là việc chính quyền đô thị tăng ngân sách, tích cực thu hút đầu tư nước ngoài.
Ngân sách đô thị là phần nguồn vốn được huy động từ 3 nguồn thu chủ yếu: Thuế địa phương, các loại phí và nguồn thu từ hàng hóa công cộng và trợ cấp của Chính Phủ. Đây là nguồn vốn có vai trò chủ đạo đối với sự phát triển bền vững của đô thị, giúp nâng cao vị thế của đô thị trong hệ thống đô thị. Để tăng ngân sách chính quyền đô thị cần thực hiện việc tăng thu, giảm chi và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Thuế thu nhập, thuế đất, thuế doanh nghiệp là những nguồn thu chủ yếu, vì vậy chính quyền cần thực hiện tận thu, tránh thất thoát. Trong sử dụng, nguồn vốn này được đầu tư chủ yếu cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Vì nguồn vốn có hạn nên việc cấp vốn cần phải có trọng tâm, trọng điểm, xác định những công trình thực sự cần lấy vốn từ ngân sách đô thị, tránh đầu tư tràn lan, không hiệu quả.
Ngoài ngân sách, chính quyền đô thị còn huy động nguồn vốn nước ngoài như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Đây là nguồn vốn lớn và quan trọng cho đầu tư phát triển đô thị. Vì vậy chính quyền đô thị cần cải thiện môi trường đầu tư để thu hút có hiệu quả nguồn vốn này.
Để mở rộng nguồn vốn, chính quyền đô thị cần có những chính sách huy động vốn trực tiếp từ các cá nhân và tổ chức trong đô thị như phát hành trái phiếu đô thị, trái phiếu dự án,…Đó là nguồn vốn vay dài hạn không thể thiếu trong việc phát triển đô thị
Việc quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và tối ưu hóa các nguồn này cũng là một cách để mở rộng nguồn vốn cho đô thị.
Chính sách cấp vốn cho phát triển CSHT đô thị: Cấp vốn cho các dự án phát triển đô thị có thể thực hiện thông qua các nguồn vốn phân bổ cho phát triển từ ngân sách địa phương, vốn tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Tuy nhiên cần phải có kế hoạch cấp vốn hợp lý, cân đối, hài hòa giữa các nguồn vốn. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của chính quyền đô thị trong việc cung cấp cơ sở hạn tầng đã giảm đi rất nhều và nhường lại cho khối tư nhân xây dựng, trong nhiều trường hợp đảm
nhận cả việc quản lý và phát triển. Nhưng những dự án qun trọng của thành phố vẫn cần phải do chính quyền đô thị và Nhà nước đảm nhận do tính đặc thù của Thủ đô.