Tăng cường công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đô thị theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Xây dựng giải pháp phát triển bền vững dân cư đô thị Hà Nội” (Trang 25 - 27)

III/ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DÂN CƯ ĐÔ THỊ HÀ NỘI

2.Tăng cường công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đô thị theo hướng bền vững

vững

2.1 Trong công tác quy hoạch đô thị

Trước hết cần phải hiểu quy hoạch đô thị là sự sắp xếp các yếu tố đô thị có tính chất định hướng nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển bền vững đô thị. Tất cả các đô thị đều phải được xây dựng và phát triển theo quy hoạch nhằm đạt được mục tiêu trong tương lai theo định hướng chung. Nếu không có quy hoạch các đô thị sẽ phát triển theo hướng tự phát và khó có thể kiểm soát. Một đô thị phát triển muốn phát triển bền vững trong tương lai, trước tiên cần có bản quy hoạch mang tính định hướng lâu dài, khoa học và tính pháp lý cao.

Tầm quan trọng của công tác quy hoạch đô thị đặt ra yêu cầu đối với nhà quy hoạch là làm sao để sản phẩm quy hoạch thực sự là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển đô thị bền vững.

Quy hoạch đô thị phải được lập bởi các nhà chuyên môn, có đủ tư cách pháp nhân và được phê duyệt bởi các nhà có thẩm quyền, được thực hiện thông qua các văn bản pháp luật. Chủ thể thực hiện là Chính phủ và Ủy Ban Nhân Dân. Đối với đô thị Hà Nội, là một đô thị loại đặc biệt, là thủ đô, đàu tàu của cả nước thì công tác quy hoạch cần có tầm nhìn lâu dài, có sự tham gia của các cấp, các nhà chuyên môn trong và ngoài nước, sự tham gia ý kiến của cộng đồng vì xét cho cùng thì sự phát triển đô thị là vì con người và được phê duyệt bởi cấp cao nhất là Chính Phủ.

Quy hoạch đô thị cần xuất phát từ những yếu tố của đô thị như yếu tố về mặt kinh tế, kĩ thuật, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, con người, nhân lực, văn hóa nhằm phát huy hết lợi thế so sánh của đô thị., đảm bảo sự phát triển ổn định, cân đối, hài hòa giữa các ngành và các thành phần kinh tế, bảo đảm sự cân đối và thống nhất giữa các chức năng hoạt động trong và ngoài đô thị, bảo đảm điều kiện sống, lao động và phát triển toàn diện của người dân đô thị.

2.2 Giải pháp thực hiện quy hoạch hiện nay

Một bản quy hoạch đô thị khoa học, hợp lý nhưng trong quá trình xây dựng, phát triển có nhiều vấn đề nảy sinh nằm ngoài quy hoạch. Vì vậy để đô thị phát triển theo định hướng quy hoạch thì cần phải quản lý quy hoạch đô thị. Đó là tổng thể các biện pháp, cách thức mà chính quyền đô thị vận dụng các công cụ quản lý để tác động vào các hoạt động xây dựng và phát triển đô thị (chủ yếu là phát triển không gian vật thể) nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Để quá trình quản lý quy hoạch được sát sao và có hiệu quả cần phải thực hiện quản lý một cách đồng bộ, có hệ thống. Quản lý từ khâu lập và xét duyệt quy hoạch đến khâu thực hiện quy hoạch nhằm hạn chế, điều chỉnh, uốn nắn những sai phạm có thể xảy ra. Trong hệ thống quản lý cần tăng cường sự phối hợp giữa các cấp chính quyền nhằm phân định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm giữa việc lập quy hoạch, xét duyệt quy hoạch và quản lý quy hoạch tránh sự chồng chéo.

Quá trình quản lý cần phải được tiến hành công khai và minh bạch để tăng tính trách nhiệm của nhà quản lý, để thu thập các luồng tham gia, đóng góp ý kiến phê bình của cộng đồng dân cư, để mọi người dân cùng biết, cùng làm. Đồng thời công khai còn để đảm bảo quyền và lợi ích của các nhà đầu tư. Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, các tổ chức tham gia và người dân là điều kiện cần thiết để việc thực thi quy hoạch đúng theo quy hoạch.

Phải thay đổi tư duy và biện pháp quản lý quy hoạch của các nhà quản lý. Đất nước đang trong quá trình quá độ lên xã hội chủ nghĩa, suy nghĩ hay tư duy vai trò của nhà nước, các cấp chính quyền trong việc quản lý quy hoạch còn chưa đúng. Bên cạnh đó thì năng lực quán lý, năng lực chuyên môn và thói quen trong quản lý còn yếu kém, lạc hậu so với tốc độ đô thị hóa nhanh làm nảy sinh nhiều vấn đề mà nhà quản lý chưa thể lường trước và giải quyết. Trong vấn đề này, Hà Nội cần tổ chức bồi dưỡng các cấp chính quyền địa phương về việc giải quyết các vấn đề đô thị sau khi mở rộng địa giới hành chính. Nhiều chính quyền địa phương với năng lực yếu kém nhưng phải giải quyết một khối lượng công việc nặng nề của đô thị mà trước kia chưa từng nảy sinh trong địa phương.

Quản lý quy hoạch phải có tính linh hoạt và khả thi. Kết hợp ba phương pháp quản lý hành chính, kinh tế và giáo dục sao cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Để tăng tính hiệu quả trong quá trình quản lý, cần lựa chọn các phương pháp hỗ trợ

việc ra quyết định như phương pháp phân tích chi phí lợi ích, phương pháp đánh giá tác động xã hội, đánh giá tác động môi trường. Cần thiết lập các chỉ số đo lường nhằm cho biết các thông tin về mặt định lượng các tỷ lệ thay đổi cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra trong một giai đoạn nhất định. Các chỉ số này giúp chính quyền địa phương có thể đánh giá được thực trạng quá trình quản lý đô thị và cần phải nâng cao hiệu quả ở khâu nào, nó cũng giúp so sánh việc thực hiện giữa các thành phố.

Một phần của tài liệu Xây dựng giải pháp phát triển bền vững dân cư đô thị Hà Nội” (Trang 25 - 27)