Mức tăng trưởng về quy mô huy động vốn

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 39 - 42)

Ngân hàng BIDV Gia Lai luôn xác định chức năng của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay vì thế ngân hàng luôn coi trọng công tác huy động vốn và coi đây là công tác chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Từ quan điểm muốn mở rộng cho vay thì phải đảm bảo đủ nguồn vốn mà chủ yếu là nguồn vốn huy động tại địa phương, bằng các hình thức huy động phong phú phù hợp với mọi tầng lớp dân cư, mở rộng mạng lưới huy động như đổi mới phong cách làm việc tạo uy tín và sự tin cậy của khách hàng.

Trong những năm qua, nhiều ngân hàng đã thành lập và mở mới hoạt động tại Pleiku, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, BIDV Gia Lai vẫn tích cực huy động vốn với nhiều giải pháp hợp lý nên đã ổn định được nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Tổng quát về kết quả huy động vốn ba năm gần đây (2011- 2013) thể hiện ở biểu đồ như sau:

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy quy mô nguồn vốn huy động tiền gửi của ngân hàng các năm gần đây tăng qua các năm tuy nhiên sự gia tăng này không đồng đều giữa các năm, ta thấy năm 2012 tăng 380 tỷ đồng (tăng 10,34%) so với năm 2011. Đầu năm 2011, tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp: lạm phát tăng cao, giá dầu thô, giá nguyên liệu cơ bản đầu vào cho sản xuất, giá lương thực, thực phẩm và giá vàng trên thế giới tăng cao đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế trong nước. Lạm phát năm 2011 tăng cao

(18,13%); lãi suất huy động, cho vay tăng cao; hàng tồn kho, bất động sản và nợ xấu ở mức cao. Bước sang năm 2012, kinh tế- tài chính của Việt Nam tiếp tục ảnh hưởng bởi bất ổn của kinh tế thế giới, khủng hoảng tài chính và nợ công Châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái tại khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp tăng cao khiến cho hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Từ những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất hoặc dừng hoạt động, giải thể, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng; cùng với đó là thị trường vàng, chứng khoán bất ổn. Chỉ số hàng tồn kho tăng cao, bất động sản và nợ xấu vẫn mức cao. Tuy vậy, nguồn vốn huy động tiền gửi của BIDV Gia Lai vẫn đạt được thành tích đáng khích lệ. Có được kết quả như vậy là do những năm qua, Chi nhánh đã xác định được tầm quan trọng của vốn huy động, ngân hàng đã tổ chức, triển khai nhiều biện pháp huy động vốn tích cực triển khai nhiều chương trình khuyến mãi như thực hiện chương trình tổng quà khuyến mại “Gửi tiền hái lộc cùng Mùa vàng” đem lại cơ hội nhận được xe máy Vespa LX 125 cho khách hàng; tổ chức quay số trúng thưởng vào các dịp đặc biệt như mừng xuân năm mới, chào mừng ngày Quốc khánh 2/9, chào mừng 55 năm thành lập ngân hàng,… nhiều sản phẩm huy động theo sự chỉ đạo của hội sở chính như: chứng chỉ tiền gởi dài hạn, chứng chỉ tiền gởi ngắn hạn, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tặng quà, tiết kiệm may mắn, tiết kiệm tặng thẻ cào, tiết kiệm trẻ em, các chương trình huy động vốn dân cư khác,…Các chương trình, sản phẩm triển khai đạt kết quả tốt. Chi nhánh còn tăng cường tuyên truyền, quảng cáo để nhân dân biết, khai thác được những điều kiện thuận lợi, tiềm năng dư thừa trong dân, trưng bày các biển quảng cáo ở trụ sở ngân hàng trung tâm và các ngân hàng khu vực, ở một số tuyến đường xã tập

trung đông dân cư, vận động mọi người tham gia gửi tiền tiết kiệm, tạo dựng thói quen tiết kiệm trong nhân dân, tạo điều kiện cho mọi công dân có nhu cầu mở tài khoản tiền gửi cá nhân và thanh toán giao dịch qua ngân hàng. Mặc dù năm 2012 Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm 6 lần lãi suất huy động từ 14% (năm 2011)- 13%/năm (3/2012)- 12%/năm (4/2012)- 11%/năm (5/2012)- 9%/năm (6/2012)- 8%/năm (12/2012). Tuy vậy nguồn vốn huy động tiền gửi năm 2012 vẫn tăng so với 2011. Một lí do nữa đó là năm 2012, lạm phát chỉ ở mức khoảng 6,8% khiến cho lãi suất tiền gửi thực dương, thị trường vàng đã được kiểm soát. Đến năm 2013, nguồn vốn huy động giảm 2,27% (92 tỷ đồng) so với 2012. Nguyên nhân do Ngân hàng Nhà nước quy định giảm trần lãi suất huy động (từ 8%- 7,5%-7%/năm), người dân sẽ sử dụng kênh đầu tư khác thay là tiết kiệm. Đồng thời năm 2013 nền kinh tế được xem là chạm đáy tuy nhiên đã có dấu hiệu phục hồi, lạm phát đã được kiểm soát nền kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định.

Tiếp nối những thành công từ những biện pháp năm 2012, năm 2013 CN còn đưa ra nhiều biện pháp khác để huy động. Một mặt, CN áp dụng các giải pháp kinh doanh trước đây và cải tiến, đổi mới cơ chế, đổi mới khen thưởng công tác huy động vốn, phát triển dịch vụ, tổ chức các phong trào thi đua hàng năm theo hướng thiết thực, hiệu quả gắn với quy mô và kết quả kinh doanh từng PGD. Điểm mới trong điều hành kinh doanh của CN là đã triển khai thành công các sản phẩm mới theo hướng đa dạng và hoàn thiện hơn như: tiết kiệm an sinh, tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm rút dần, tiết kiệm trả lãi định kỳ… Đồng thời, triển khai tích cực một số chương trình công tác trọng tâm như: tri ân khách hàng, triển khai bộ nhận diện thương hiệu, tiêu chuẩn phong cách giao dịch viên, tiếp cận khách hàng lớn.

Có thể nói công tác huy động vốn tiền gửi trong những năm gần đây đạt được kết quả đáng khích lệ góp phần vào ổn định lưu thông tiền tệ trên địa

bàn, tạo lập được đủ nguồn vốn đáp ứng mở rộng đầu tư cho các thành phần kinh tế trên địa bàn và tăng trưởng tín dụng.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w