CM -Cảm biến đo môment trục trung gian CP Cảm biến đo lực kéo ở móc máy kéo
k mb ms fb fs rb rs
3.6.4. Ảnh hưởng của khoảng cách bánh đè xích lp đến chất lượng kéo bám
Kết quả tính toán khi thay đổi lực căng xích lp tương ứng với 3 trường hợp: lp1 = 28 cm; lp2 = 23,3 cm; và lp3 = 20 cm.
Hình 3.21a là đồ thị biểu diễn 3 đường cong lún tương ứng với 3 trường hợp khoảng cách bánh đè xích là lp1, lp2, và lp3 tại các điểm phía dưới bánh đè xích độ lún không thay đổi trong cả 3 trường hợp vì tại các điểm này là cứng tuyệt đối. Chiều sâu lún thay đổi theo khoảng cách giữa hai bánh đè liền kề lp, chiều sâu lún tăng khi số số bánh đè tăng tức là lp giảm ứng với mức võng xích càng ít. Áp suất p dưới dải xích tương ứng với 3 trường hợp khoảng cách bánh đè xích lp1, lp2, lp3 (hình 3.21b) cũng có dạng tương tự như đường cong lún. Áp suất tiếp xúc dưới các bánh đè xích là bằng nhau trong cả 3 trường hợp; giữa các bánh
đè xích liền kề áp suất giảm đạt cực tiểu sau đó lại tăng đến giá trị áp suất dưới bánh đè kế tiếp.
Hình 3.21. Các đường biểu diễn: a) độ lún soi, b) áp suất tiếp xúc pi tương ứng ba trường hợp khoảng cách bánh đè xích lền kề lp khác nhau
Quy luật được lặp lại ở khoảng cách giữ hai bánh đè xích tiếp theo, trong
đó trường hợp 1 có mức giảm áp xuất nhiều nhất. Tăng số bánh đè làm tăng lún, tăng áp suất tiếp xúc nhưng giảm độ võng xích.
Hình 3.22 là đồ thị biểu diễn lực đẩy Pk lực kéo có ích Pm tương ứng với 3 trường hợp khoảng các bánh đè xích liền kề là lp1, lp2, lp3. Từ đồ thị ta thấy lực
đẩy Pk, lực kéo có ích Pm đều tăng khi tăng số bánh đè tức là giảm khoảng cách gữa hai bánh đè liền kề lp.
Hình 3.23a cho thấy Các đường biểu diễn công suất E1, E2, E3, E4 và hình 3.23b biểu diễn hiệu suất ηk tăng theo số bánh đè xích theo thứ tự khoảng cách bán đè xích là lp1, lp2, lp3, điều đó có nghĩa là khi lực đẩy tăng, trượt cũng tăng tỉ
lệ với tăng bánh đè xích làm cho vận tốc thực của xe giảm tương ứng nên kết quả
là công suất và hiệu suất tăng. Vì thế hiệu suất tăng không đáng kể.
Như vậy tăng bánh đè xích thì tăng được lực kéo Pm nhưng hiệu suất tăng không đáng kể, điều này chỉ có lợi khi cần tăng lực kéo Pm nhưng tăng khối
lượng chi tiết và tăng giá thành cũng như công việc bảo dưỡng sửa chữa vì vậy cần chọn số lượng bánh tì hợp lỳ theo yêu cầu lực kéo và yêu cầu phân bố áp suất tiếp xúc dưới dải xích.
Hình 3.22. Các đường biểu diễn lực đẩy Pk, và lực kéo có ích Pm tương ứng ba trường hợp khoảng cách bánh đè xích lp khác nhau
Hình 3.23. a) Các đường biểu diễn công suất E1, E2, E3, E4, b) hiệu suấtηk
tương ứng ba trường khoảng cách giữa hai bánh đè xích liền kề l khác nhau