Phương pháp thực nghiệm xác định tính chất kéo bám của máy kéo xích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính năng kéo bám của hệ thống di động xích máy nông nghiệp tự hành (Trang 38 - 40)

Sự tương tác giữa xích và đất là phức tạp và khó để có mô hình chính xác.

Để giải quyết vấn đề này, phương pháp thực nghiệm để dựđoán chuyển động xe

đã được ứng dụng. Đất được xác định (hoặc được phân loại) bằng cách đo lường

đơn giản hoặc các quan sát thực địa.

Phương pháp thực nghiệm tiêu biểu cho dự đoán khả năng làm việc của máy kéo được trình bày dưới đây.

1.3.3.1. Phương pháp thực nghiệm dựa trên chỉ số nón

Những phương pháp này ban đầu được phát triển trong thời gian chiến tranh thế giới thứ II. Với phương tiện đơn giản để đánh giá tính di động của xe trên cơ sở "di động /không di động".

Đối với phương pháp thực nghiệm, đặc điểm đất được xác định bởi một tham số gọi là chỉ số hình nón, thu được bằng cách sử dụng một xuyên kế hình nón.

một diện tích cơ sở 3, 23 cm2, một vòng thử, và một đồng hồ hiển thị, cần để đẩy mũi côn vào đất. Tốc độ xuyên của côn nón khoảng 3 cm/s. Lực trên một đơn vị

diện tích cơ sở nón được gọi là chỉ số nón CI. CI thường được sử dụng như một tham số không thứ nguyên, trên thực tế nó có đơn vị áp suất (Society, 1967). Hiện nay đã có các xuyên kế nón bằng điện tử, có cảm biến để theo dõi lực và độ xuyên sâu, cũng như công nghệ máy tính để lưu trữ và xử lý dữ liệu đo, đã được sử dụng.

Ngoài chỉ số nón, các chỉ số khác cũng có thể thu được bằng cách sử dụng xuyên hình nón. Chỉ số nén lại RI (trong thực tế bánh xe trước nén qua bánh xe sau nén lại) là tỉ số của chỉ số nón của đất sau khi nén lại trên chỉ số nón trước khi đã

được nén. Nén lặp lại có thể làm tăng hoặc giảm độ bền của đất, tùy thuộc vào loại

đất và điều kiện của địa hình. Chỉ số nón danh nghĩa RCI, suy ra từ chỉ số nén lại RI và chỉ số nón CI đo trước khi nén lại, được sử dụng để thể hiện độ bền đất dưới tải lặp đi lặp lại của xe (bánh đè xích trước lăn qua, bánh đè sau đè và nén tiếp...).

1.3.3.2. Phương pháp thực nghiệm để dự đoán khả năng di động của máy

Trong phương pháp đề xuất bởi WES để dựđoán khả năng di động của máy kéo xích, một phương trình thực nghiệm đầu tiên được sử dụng để tính toán chỉ số di

động MI của một xe theo Rula and Nuttall (1971) MI được thể hiện bởi:

Căn cứ vào chỉ số di động MI, một tham số được gọi là chỉ số nón VCI

được tính toán. VCI đại diện cho sức bền tối thiểu của đất trong lớp giới hạn cho phép bộ phận di động xích đi qua được nhiều lần, thường từ 1 đến 50 lần đi qua.

1.3.3.3. Phương pháp thực nghiệm dựa trên áp suất tối đa trung bình

Một phương pháp thực nghiệm khác để đánh giá sự di chuyển của hệ

thống di động xích được dựa trên các khái niệm về áp suất tối đa trung bình MMP được đề xuất bởi Rowland, là giá trị trung bình cực đại xảy ra dưới tất cả

Ảnh hưởng của các thông số thiết kế đối với giá trị của MMP là không nhất thiết phải chính xác đã được trình bày bằng các công thức thực nghiệm trên nhiều loại đất (Wong, 1994). Phương pháp thực nghiệm dựa trên áp suất tối đa trung bình được sử dụng đơn giản, thuận lợi trong việc đánh giá khả năng di động của máy kéo khi thiết kếđể di động được trên loại đất đã cho.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính năng kéo bám của hệ thống di động xích máy nông nghiệp tự hành (Trang 38 - 40)