So sánh kết quả nghiên cứu lý thuyết với kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính năng kéo bám của hệ thống di động xích máy nông nghiệp tự hành (Trang 149 - 150)

CM -Cảm biến đo môment trục trung gian CP Cảm biến đo lực kéo ở móc máy kéo

a) Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

4.6.3. So sánh kết quả nghiên cứu lý thuyết với kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Để đánh giá độ tin cậy của mô hình nghiên cứu lý thuyết, khi mô phỏng tính chất kéo bám của hệ thống di động xích, luận án đã mô phỏng hiệu suất kéo

ηk của hệ thống di động xích cao su phụ thuộc vào độ trượt δ của máy kéo. Để so sánh kết quả nghiên cứu thực nghiệm với kết quả nghiên cứu lý thuyết, các số

liệu thí nghiệm đo được từ mô men chủđộng trên bánh chủđộng, lực kéo ở móc máy kéo cũng nhưđộ trượt của máy kéo thông qua số vòng quay bánh tựa đồng và số vòng quay bánh sao chủ động, qua phần mềm Matlab cũng sẽ tính được hiệu suất ηk phụ thuộc độ trượt theo kết quả thực nghiệm. Cả hai kết quả này

được thể hiện trên cùng một đồ thị như hình 4.23. Phần kiểm chứng mô hình

được trình bày trong mục 4.6.3, kết quả thể hiện trên đồ thị (Hình 4.23). Trọng lượng máy kéo thực nghiệm G= 11530 N. Điều kiện đầu vào của mô hình lý thuyết khi kiểm chứng cũng sử dụng G = 11530 N. Trên đồ thị kết quả lý thuyết

đường liền. các điểm chấm là giá trị thí nghiệm (hình 4.23) Trong phần khảo sat lý thuyết của máy kéo mô phỏng thì có thể chọn nhiều giá trị trọng lượng khác nhau (Ví dụ G= 10507, 14000, 18000N), vì khôn khổ luận án không kiểm chứng các trọng lượng này.

Từ đồ thị so sánh ta thấy, hiệu suất kéo của hệ thống di động xích là khá lớn (với máy kéo bánh hiệu suất kéo cực đại đạt 56-57%) điều này có thể giải thích được do khả năng bám của máy kéo xích là khá lớn, mất mát công suất do trượt là không đáng kể.

Hình 4.23. So sánh hiệu suất kéo của bộ phận di động xích (G= 11530 N) khi mô phỏng bằng lý thuyết và khi xác định bằng thực nghiệm trên đồng ruộng

Sai lệch giữa hiệu suất kéo cực đại khi khảo sát lý thuyết với khi xác định bằng thực nghiệm ởđộ trượt 0,05-0,06 là 7-8%. Kết với sai số này là chấp nhận

được vì khi tính toán lý thuyết, trong hệ thống các công thức toán học, tham gia rất nhiều hệ số phải xác định bằng thực nghiệm, các số liệu thí nghiệm này cũng có các sai số trong phạm vi từ 5-10%.

Trị số tối ưu ứng với ηkmax = 80,6%, δ = 5,5 %là hiệu suất kéo cực đại khi tính bằng lý thuyết và thực nghiệm, giá trị này là khá lớn so với các số liệu công bố về hiệu suất của máy kéo bánh, điều này được giải thích là khi thực nghiệm và khi tính bằng lý thuyết hiệu suất kéo của hệ thống di động xích chưa kểđến mất mát công suất trong hệ thống truyền lực. Giả thiết hiệu suất của hệ thống truyền lực của một máy kéo có giá trị trung bình là 90-93% khi đó hiệu suất kéo chung của máy kéo xích sẽ nằm trong khoảng 75-79%, số liệu này là phù hợp với các công bố chung trong các tài liệu chuyên ngành.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính năng kéo bám của hệ thống di động xích máy nông nghiệp tự hành (Trang 149 - 150)