Kết luận chương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính năng kéo bám của hệ thống di động xích máy nông nghiệp tự hành (Trang 150 - 152)

CM -Cảm biến đo môment trục trung gian CP Cảm biến đo lực kéo ở móc máy kéo

a) Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

4.7. Kết luận chương

1- Nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện được nhiệm vụ và mục đích đặt ra là tiến hành thực nghiệm xác định được các thông số kết cấu của máy kéo thí nghiệm và các thông số cơ lý của đất nhưđộ ẩm, độ chặt làm thông số đầu vào cho mô hình khảo sát lý thuyết tính chất kéo bám của máy kéo xích cao su.

2- Nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện với một khối lượng công việc rất lớn, công phu với việc sử dụng các thiết bịđo hiện đại, phương pháp thí nghiệm có cơ sở khoa học vì vậy các kết quảđo là tin cậy và đảm bảo độ chính xác.

3- Thực nghiệm xác định độ cứng của xích theo phương lực kéo tiếp tuyến có trị số khá lớn, với trị số độ cứng này của xích cao su, độ trượt của hệ thống di

động xích cao su khi tương tác với đất xuất hiện chủ yếu là do biến dạng trượt của đất theo phương tiếp tuyến cũng như do uốn cong của dải xích tiếp xúc với

đất. (điều này cũng phù hợp do xích cao su có cáp lụa cốt thép cuốn theo chiều chu vi làm cho xích có độ mềm tương tự như xích thép có bước xích ngắn)

4- Phương pháp nghiên cứu xác định tính chất kéo bám của bộ phận di

động xích cao su bằng thực nghiệm đã xây dựng được các mối quan hệ giữa hiệu suất kéo ηk , độ trượt δ phụ thuộc vào lực kéo ở mọc Pm, cũng như hiệu suất kéo

ηk phụ thuộc độ trượt δ, đây là đặc tính quan trọng nhất đánh giá tính chất kéo bám của máy kéo. Kết quả nghiên cứu bằng thực nghiệm mối quan hệ ηk với độ

trượt (xem đồ thị 4.25) so với khi khảo sát lý thuyết thấy rằng hiệu suất kéo cực

đại sai khác nhau 5-7% ứng với độ trượt là 5,6%. Với sai số này là chấp nhận

được và có thể khẳng định độ tin cậy của mô hình mô phỏng tính chất kéo bám của máy kéo xích cao su.

5- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm xác định tính chất kéo bám của máy kéo xích cao su được thực hiện đối với máy kéo B2010 là mẫu máy kéo mới thiết kế chế tạo ở trong nước. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc phân tích đánh giá tính chất kéo bám của máy kéo đồng thời giúp cho việc phân tích hoàn thiện hơn về mặt kết cấu của các mẫu máy kéo chế tạo tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính năng kéo bám của hệ thống di động xích máy nông nghiệp tự hành (Trang 150 - 152)