IV Liệt rất nặng Sức cơ 1 điểm Chỉ còn biểu hiện co cơ VLiệt hoàn toànSức cơ 0 điểmKhông co cơ
Viêm đa dây thần kinh
Mục tiêu:
— Nắm đợc khái niệm về các bệnh thần kinh ngoại vi nói chung và bệnh đa dây thần kinh.
— Mô tả các triệu chứng trong bệnh đa dây thần kinh và các nguyên nhân. — Nắm đợc đặc điểm lâm sàng của các thể bệnh viêm đa dây thần kinh do thiếu vitamin B1 và phác đồ điều trị từng thể.
1. Đại cơng1.1. Khái niệm 1.1. Khái niệm
Bệnh thần kinh ngoại vi (peripheral neuropathy) là một khái niệm rộng, bao gồm rất nhiều loại tổn thơng khác nhau của hệ thần kinh ngoại vi với những cơ chế bệnh sinh rất đa dạng tùy theo từng loại bệnh và nhóm bệnh cụ thể.
Dựa theo kiểu hình phân bố triệu chứng tổn thơng của hệ thần kinh ngoại vi, có thể phân ra thành các nhóm bệnh sau: bệnh đa dây thần kinh, bệnh đa rễ dây thần kinh, bệnh một dây thần kinh, bệnh nhiều dây thần kinh, bệnh rễ thần kinh, bệnh neuron vận động hay cảm giác. Cách phân loại này giúp định hớng nguyên nhân của bệnh thần kinh ngoại vi.
Bệnh đa dây thần kinh (polyneuropathy) có tổn thơng và biểu hiện lâm sàng đối xứng cả hai bên là bệnh đa dây thần kinh do thiếu vitamin B1, bệnh đa dây thần kinh tiểu đờng, bệnh đa dây thần kinh do ngộ độc thuốc kháng lao hay các kim loại nặng
Đặc điểm phân bố ngọn chi nặng hơn gốc chi, có liờn quan mật thiết với chiều dài của sợi thần kinh (sợi càng dài càng bị sớm hơn và nặng hơn). Trong bệnh đa dây thần kinh sợi trục có hiện tợng chết lui trở lại bắt đầu từ ngoại vi của các sợi thần kinh, do đó các sợi trục càng dài thì càng dễ bị tổn thơng. Trong bệnh thần kinh mất myelin, tổn thơng mất myelin từng đoạn đợc phân bố rải rác một cách ngẫu nhiên dọc theo chiều dài của sợi thần kinh, do đó các sợi càng dài thì càng tăng xác suất bị tổn thơng.
1.2. Triệu chứng
— Rối loạn vận động, cảm giác và rối loạn phản xạ đối xứng, phân bố u thế ngọn chi là triệu chứng điển hình hay gặp nhất trong bệnh đa dây thần kinh.
Triệu chứng rối loạn vận động dới hình thức yếu và teo cơ xuất hiện đầu tiên ở các ngọn chi, sau đó lan dần về phía gốc chi.
— Vị trí các chi tổn thơng (hai chân hoặc tứ chi), các chi có thể bị tổn thơng đồng thời nhng cũng có thể bị tuần tự từ chi này sang chi khác.
— Khu trú của liệt thay đổi tuỳ theo nguyên nhân (ví dụ: viêm đa dây thần kinh do ngộ độc chì thì liệt khu trú ở chi trên, viêm đa dây thần kinh do ngộ độc rợu thì liệt khu trú ở chi dới).
— Các dây thần kinh sọ não ít bị thơng tổn.
+ Rối loạn cảm giác cũng phân bố tơng tự: nặng và rõ nét nhất ở ngọn chi nên đợc gọi một cách hình tợng là mất cảm giác hay giảm cảm giác theo kiểu đi găng, giảm cảm giác nông và sâu (đặc biệt cảm giác rung).
Ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng nh: đau ở ngọn chi, dị cảm (tê buồn, kiến bò, tê cóng), đau khi ấn vào các thân dây thần kinh hoặc ấn vào bắp cơ.
+ Rối loạn phản xạ: mất phản xạ gân xơng cũng có kiểu phân bố tơng tự, mất phản xạ gót trớc khi mất phản xạ gối, xuất hiện ở hai chi dới trớc hai chi trên; phản xạ da bụng, và phản xạ da bìu ít bị thay đổi.
+ Rối loạn thực vật- dinh dỡng: loét điểm tỳ, loét thủng, phù, đôi khi có teo cơ sớm, phù (chỉ gặp trong thể nặng)
+ Không có rối loạn cơ vòng.
1.3. Nguyên nhân
1.3.1. Do rối loạn chuyển hoá và dinh dỡng
— Điển hình là viêm đa dây thần kinh do thiếu vitamin B1 (Beri - beri).
— Do đái tháo đờng: 20 - 40% bệnh nhân đái tháo đờng có biểu hiện tổn thơng thần kinh và khoảng 10% số bệnh nhân chỉ phát hiện ra đái tháo đờng sau khi đã thấy có biểu hiện tổn thơng thần kinh.
Biểu hiện lâm sàng của tổn thơng dây thần kinh do đái tháo đờng rất đa dạng, thể viêm đa dây thần kinh là thể hay gặp nhất, thể đối xứng nặng ở ngọn chi, thể không đối xứng nặng ở gốc chi (viêm đơn dây thần kinh), thể tăng cảm, liệt dây thần kinh sọ não do đái tháo đờng...
— Do tăng urê huyết, thờng gặp ở bệnh nhân suy thận (25% số bệnh nhân thẩm phân máu).
— Do porphyrin. — Do xơ gan.
— Do bệnh thoái hóa dạng tinh bột (amyloidose) . — Do rối loan hấp thu vitamin B12.
1.3.2. Do các bệnh nhiễm khuẩn
Triệu chứng của viêm đa dây kết hợp với triệu chứng toàn thân của bệnh: quai bị, bạch hầu, thơng hàn, sốt phát ban...
1.3.3. Do nhiễm độc
Rợu, asen, chì, phốt pho hữu cơ...
1.3.4. Do dùng thuốc
Barbituric, sulfamid, rimifon, phenytoin, nitrofurantoin, phenylbutazon...
Trong thực tế các nguyên nhân nói trên thờng hay phối hợp với nhau và gây ra tổn thơng các dây thần kinh ngoại vi. Có một số trờng hợp do bị lạnh, nhất là khi nhiệt độ dới cũng là nguyên nhân quyết định gây bệnh và thờng làm bệnh nặng lên thêm.