Cơ chế bệnh sinh, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ 1 Cơ chế bệnh sinh

Một phần của tài liệu giáo trình thần kinh học lâm sàng (Trang 179 - 181)

C. Cơn cục bộ toàn thể hóa thứ phát 2 Nguyên nhân động kinh

2.Cơ chế bệnh sinh, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ 1 Cơ chế bệnh sinh

2.1. Cơ chế bệnh sinh

2.1.1. Quan điểm giải phẫu sinh lý

Theo quan điểm này, khả năng vận động của cơ thể phụ thuộc vào vỏ não (thuỳ trán) và các nhân xám trung ơng nh: liềm đen, nhân bèo, nhân dới đồi… ở ngời bình thờng, quá trình hng phấn và ức chế giữa các thành phần của hệ nhân xám lá cân bằng. ở bệnh Parkinson, do lợng dopamine giảm gây mất cân bằng sự hng phấn và ức chế trong hệ thống nhân xám, làm giảm hoạt hoá vỏ não, gây rối loạn vận động.

2.1.2. Quan điểm sinh hoá

— Bệnh Parkinson là do sự mất cân bằng về vai trò của hai chất trung gian hoá học là dopamine và acetylcholin. ở ngời bình thờng, dopamine tập trung nhiều nhất ở nhân đuôi, nhân bèo và liềm đen. Dopamine ức chế hoạt tính của nhân đuôi(cựu thể vân) còn acetylcholin thì kích thích hoạt tính của nhân đuôI, vai trò của hai chất này là cân bằng nhau. Khi lợng dopamine giảm thì hoạt tính của acetylcholin tăng lên một cách tơng đối, mặt khác acetylcholin là một chất dẫn truyền kiểu kích thích, vì vậy gây nên các triệu chứng căng cứng của bệnh nhân mắc Parkinson.

— Ngoài dopamine, trong bệnh Parkinson còn có thể thấy rối loạn của nhiều chất dẫn truyền thần kinh khác: serotonin, cholecystokinin, chất P, enkephalin…

2.1.3. Thiếu oxy hoá

ở bệnh Parkinson quá trình oxy hóa protid, lipid tăng cao hơn bình thờng, đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều gốc tự do có hại cho tế bào nói chung và nhất là tế bào não. Các chất oxy hoá là yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm độc thần kinh bao gồm, các rối loạn thoái hoá. Các thành phần dới tế bào nh ty lạp thể, màng tế bào và các cấu trúc dới tế bào khác của tế bào thần kinh là mục tiêu tấn công của các chất độc thần kinh bao gồm các gốc tự do. Một quan điểm mới trong cơ chế bệnh sinh bệnh Parkinson là hiện tợng chết tế bào theo chơng trình (apoptosis) đang đợc nghiên cứu.

2.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Marsden và J.Jankovic chia hội chứng Parkinson thành 4 nhóm lớn:

— Hội chứng Parkinson nguyên phát: bệnh Parkinson, bệnh Parkinson thiếu niên. — Hội chứng Parkinson do thoái hoá nhiều hệ: liệt trên nhân tiến triển, thoái hoá liềm đen - thể vân, hội chứng Shy - Drager…

— Hội chứng Parkinson di truyền: có một số bệnh nh bệnh tiểu thể Lewy lan toả, bệnh Huntington, bệnh Wilson.

— Hội chứng Parkinson mắc phải (thứ phát): hội chứng Parkinson do nhiễm khuẩn, thuốc an thần, do nhiễm độc, do chấn thơng và do mạch máu.

Một số yếu tố sau đây đợc coi nh là các yếu tố nguy cơ mắc bệnh

2.2.1. Tuổi và giới

Bệnh Parkinson đợc coi nh là bệnh của ngời cao tuổi. Những thống kê dịch tễ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao rõ rệt ở những ngời trên 65 tuổi. Cả nam và nữ đều có thể mắc bệnh Parkinson, tuy nhiên các tác giả đều cho rằng tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. ở Italia, tỷ lệ mắc bệnh giữa nam/nữ là 1,6. Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc bệnh giữa nam/nữ khoảng 1,7.

2.2.2. Nghề nghiệp và môi trờng

Mọi đối tợng đều có thể mắc Parkinson, những nghiên cứu gần đây cho thấy một số nghề có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao là: nghề giáo viên, nghề y, nghề hàn, nghề nông, thợ hầm lò, tiếp xúc với kim loại nặng… Đồng thời đã gây đợc bệnh Parkinson trên thực nghiệm bằng cách tiêm chất MPTP (1methyl 4phenyl 1, 2, 3, 6 tetrahydropiridin) trên khỉ.

2.2.3. Yếu tố di truyền

Những nghiên cứu về mối liên hệ giữa bệnh Parkinson và biến đổi các gen ở ngời khẳng định rằng di truyền là một yếu tố nguy cơ mắc bệnh.

Các gen đã và đang đợc các tác giả trên thế giới nghiên cứu là gen Alpha synuclein nằm trên nhiễm sắc thể số 4, gen Parkin nằm trên nhiễm sắc thể số 6, gen ApoE nằm trên nhiễm sắc thế số 19 và gen TAU nằm trên nhiễm sắc thể số 17. Một số gen khác đợc phát hiện gần đây nh PARK - 6 nằm trên nhiễm sắc thể số 1, gen Cytochrome P450

(CYP2D6)…

2.2.4. Các yếu tố làm giảm nguy cơ mắc bệnh

— Thuốc lá: hút thuốc nói chung và nicotin nói riêng có thể là một yếu tố bảo vệ thần kinh. Trên thực nghiệm nicotin kích thích sự giải phóng dopamine ở thể vân.

— Cà phê: cùng với thuốc lá, cà phê cũng đợc coi nh yếu tố bảo vệ trong bệnh Parkinson do cafein làm tăng hoạt tính các thụ cảm thể dopamine.

Một phần của tài liệu giáo trình thần kinh học lâm sàng (Trang 179 - 181)