Dây trụ (C8,D1 tạo nên bó nhất dới và bó nhì trong của đám rối)

Một phần của tài liệu giáo trình thần kinh học lâm sàng (Trang 155 - 157)

IV Liệt rất nặng Sức cơ 1 điểm Chỉ còn biểu hiện co cơ VLiệt hoàn toànSức cơ 0 điểmKhông co cơ

1. Nhắc lại giải phẫu Giải phẫu chung

2.5.5. Dây trụ (C8,D1 tạo nên bó nhất dới và bó nhì trong của đám rối)

— Tổn thơng C8, D1, bó nhất dới, bó nhì trong thì chức năng dây trụ bị tổn thơng nh nhau, kết hợp với tổn thơng dây bì cánh tay, dây bì cẳng tay trong và rối loạn một phần dây giữa (nhánh dới).

— Chức năng:

+ Vận động chủ yếu thể hiện động tác gấp bàn tay và gấp các ngón tay 4, 5, một phần ngón 3 (chi phối cơ giun, cơ gấp chung sâu, cơ gian, đốt cơ gấp ngón 5), khép và dạng ngón tay (cơ gian đốt), khép ngón tay cái. Nh vậy, chức năng dây trụ liên quan với chức năng ngón 4, 5.

+ Cảm giác: phân bố da trụ của bàn tay, ngón 5 và một phần ngón 4.

Tổn thơng gây yếu các động tác gấp bàn tay, mất động tác gấp ngón 4, 5 và một phần ngón 3, mất khả năng khép và dạng các ngón tay đặc biệt ngón cái.

— Triệu chứng:

+ Vận động: bàn tay vuốt trụ do teo các cơ gian đốt và cơ giun bàn tay; tăng duỗi các đốt 1, đốt giữa và gấp đốt cuối tạo t thế vuốt, rõ rệt ở ngón 4, 5; đồng thời các ngón tay hơi dạng ra; ô mô út teo nhỏ, bẹt xuống, khe gian đốt lõm xuống để lộ rõ xơng bàn tay; mất động tác khép và dạng các ngón tay vì liệt cơ gian đốt; mất động tác khép ngón cái.

+ Cảm giác: mất tất cả cảm giác ở ngón tay út, mô út và 1/2 ngón nhẫn. + Phản xạ: mất phản xạ trụ sấp.

— Test xác định:

+ Yêu cầu bệnh nhân nắm bàn tay, ngón 4, 5 và một phần ngón 3 gấp không hết. + Không gấp đợc đốt cuối ngón 5, bệnh nhân không gãi đợc ngón út trên mặt bàn trong khi gan bàn tay áp chặt xuống mặt bàn.

+ Nghiệm pháp ngón tay cái: bệnh nhân kẹp tờ giấy giữa ngón cái và ngón trỏ, do liệt cơ khép ngón cái nên không thể kẹp tờ giấy bằng ngón cái duỗi thẳng mà phải gấp bằng đốt cuối của ngón cái (dây giữa chi phối).

— Nguyên nhân:

+ Do dây trụ liên quan mật thiết đến đầu xơng cánh tay, đi ở phía sau rãnh ròng rọc, ngay ở dới da; vì vậy dễ bị tổn thơng trong các vết thơng hoặc chấn thơng vùng khuỷu.

+ Hay bị tổn thơng trong bệnh phong, có thể thấy dây trụ nổi rõ trong rãnh ròng rọc khuỷu.

+ Viêm dây trụ do nhiễm độc, nhiễm khuẩn. + Tổn thơng dây trụ do sờn cổ.

* Trong thực tế lâm sàng (trờng hợp tay đã bó bột) chỉ có thể căn cứ vào vận động của ngón cái để xác định tổn thơng các dây thần kinh (dây quay- mất dạng ngón cái, dây trụ — mất khép ngón cái, dây giữa — mất đối chiếu ngón cái).

2.5.6. Điều trị

— Trớc hết điều trị nguyên nhân.

— Dùng thuốc tăng cờng dẫn truyền thần kinh và thuốc phục hồi tổn thơng dây thần kinh nh nivalin hoặc paralys, nucleo CMP.

— Vitamin nhóm B liều cao. — Tăng cờng tuần hoàn ngoại vi. — Thuốc chống viêm, giảm đau.

— Châm cứu, xoa bóp, lý liệu và tập vận động.

— Điều trị ngoại khoa khi có chỉ định nh viêm dính, đứt dây thần kinh.

Câu hỏi ôn tập:

1. Nêu đặc điểm giải phẫu của đám rối thần kinh cánh tay?

2. Hãy nêu các nguyên nhân gây tổn thơng đám rối thần kinh cánh tay? 3. Triệu chứng lâm sàng của tổn thơng dây quay?

4. Triệu chứng lâm sàng của tổn thơng dây giữa? 5. Triệu chứng lâm sàng của tổn thơng dây trụ?

6. Nêu phác đồ điều trị khi tổn thơng dây thần kinh ngoại vi?

Một phần của tài liệu giáo trình thần kinh học lâm sàng (Trang 155 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w