IV Liệt rất nặng Sức cơ 1 điểm Chỉ còn biểu hiện co cơ VLiệt hoàn toànSức cơ 0 điểmKhông co cơ
1. Đại cơng Thuật ngữ
1.1. Thuật ngữ
Viêm tuỷ cấp bao gồm những tổn thơng cấp tính ở tuỷ sống, có thể tổn thơng chất trắng hay chất xám của tuỷ sống hoặc toàn bộ ở một đoạn tuỷ hay vài đoạn kế cận nhau. Thuật ngữ chuyên biệt khác đợc sử dụng để chỉ ra chính xác hơn sự phân bố của quá trình viêm:
— Tổn thơng giới hạn ở chất xám là viêm tuỷ xám (poliomyelitis). — Tổn thơng ở chất trắng là viêm tuỷ trắng (leucomyelitis).
— Toàn bộ khu vực cắt ngang của tuỷ đều bị tổn thơng đợc gọi là viêm tuỷ ngang (myelitis transversa).
— Tổn thơng ở nhiều nơi và lan rộng quá phạm vi chiều dài của tủy là viêm tuỷ rải rác (difuse hoặc disseminated).
— Thuật ngữ Meningomyelitis là sự phối hợp của viêm màng tuỷ và tuỷ sống.
— Tổn thơng phối hợp viêm tuỷ sống với viêm dây thần kinh thị giác, gọi là viêm tuỷ thị thần kinh (Optico myelitis).
— Các dạng bệnh lý viêm tuỷ cấp còn có thể phối hợp một số ổ viêm đồng thời có ở tuỷ sống và ở trong não, gọi là viêm não tuỷ cấp tính (Encephalomyelitis acute).
— Có thể phối hợp viêm tuỷ với viêm dây thần kinh tuỷ sống (Myeloradiculiis). — Một dạng viêm tuỷ đặc biệt khác nh viêm tuỷ leo (liệt leo Landry).
1.2. Nguyên nhân
Viêm tuỷ cấp bao gồm những tổn thơng cấp tính ở tuỷ sống, có thể là tiên phát hoặc thứ phát, do virus hoặc vi khuẩn gây nên.
— Nhiễm khuẩn:
+ Tiên phát: virus dại, poliovirus, ARBO-virus.
+ Thứ phát: do virus (bạch hầu, cúm, sởi), vi khuẩn (lị, phế cầu,tụ cầu, liên cầu), hoặc do các bệnh nhiễm trùng phức tạp khác nh trực khuẩn giang mai, thơng hàn, lỵ và các loại nhiễm khuẩn huyết khác gây nên.
— Nhiễm độc: arsen, chì, thuỷ ngân và các kim loại nặng khác. (còn gặp viêm tuỷ do biến chứng của Lupus ban đỏ hệ thống, chiếm khoảng 3,2%, hay gặp đoạn tuỷ cổ- 50%, tỉ lệ KTKN + thấp hơn -40%).
1.3. Một số đặc điểm chính về giải phẫu chức năng của tủy sống
Xét về phơng diện chức năng, tủy sống vừa là một cơ quan có chức năng riêng biệt, vừa là một đờng dẫn truyền. Nhờ bộ máy khoang đoạn tủy sống (chất xám, rễ sau cảm giác đi vào sừng sau, rễ trớc vận động từ sừng trớc ra) và nhờ có các bó liên hợp (chất trắng) mà tủy sống có thể hoạt động độc lập không có sự can thiệp của não bộ, đồng thời thiết lập đợc mối liên hệ giữa các tầng tủy sống với nhau.
— Sự chi phối vận động theo khoanh đoạn tủy:
+ Khoanh tủy cổ C1 - C4 chi phối vận động các cơ cổ gáy.
+ C5 - C8; D1 - D2 chi phối thần kinh cơ chi trên (C5 - D1: phình tủy cổ). + D3 - D12 chi phối thần kinh hệ cơ thân.
+ L1 - L5 và S1 - S2 chi phối thần kinh cơ chi dới (L1 - S2 tơng ứng với phình thắt lng).
+ S3 - S5 chi phối thần kinh cơ đái chậu (trung khu Budge).
— Mỏm gai của thân đốt sống là mốc duy nhất ở bên ngoài để xác định mối liên quan giữa đốt sống và nơi đi ra của rễ thần kinh. Định luật Chipault cho phép xác định mối liên quan giữa mỏm gai với rễ thần kinh.
+ Mỏm gai cổ tơng ứng với rễ cổ cộng thêm 1.
+ Mỏm gai D1 - D6 tơng ứng với các rễ thần kinh lng cộng 2. + Mỏm gai D7 - D10 tơng ứng với các rễ thần kinh lng cộng 3. + Mỏm gai D12 tơng ứng với các rễ thần kinh thắt lng 2, 3, 4, 5.
+ Mỏm gai D12 - L1 tơng ứng với các rễ thần kinh cùng và thần kinh cụt.
1.4. Đặc điểm tổn thơng
Hình ảnh tổn thơng bệnh lý theo quá trình tiến triển bệnh gồm 3 giai đoạn:
— Nhũn tủy đỏ: là giai đoạn bắt đầu của viêm, biểu hiện sung huyết phù nề tủy, giãn mạch, xuất huyết nhỏ, những tế bào thần kinh bị tổn thơng tan nhân tạo không bào, vỡ tế bào, các sợi trục bị hủy myelin. Về mặt điều trị chỉ có thể làm tủy hồi phục ở giai đoạn nhũn tủy đỏ.
— Nhũn tủy trắng: các tế bào và tổ chức thần kinh bị hoại tử, tế bào thần kinh bị phá vỡ hàng loạt, sợi trục bị phá hủy.
— Xơ hoá: tổ chức thần kinh bị hoại tử đợc thay bằng tổ chức xơ, xen kẽ các tế bào thần kinh đệm. Đây là sự sẹo hóa chỗ tủy bị tổn thơng.