2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI VÀ CÁCH GÂY HẠ
2.1.4 Thành trùng
Toàn thân thành trùng SCLL có màu nâu, cơ thể phủ đầy lông nhưng nhiều nhất là nửa cánh sau trở về phía sau và hai bên của phần ngực. Đầu và ngực to bằng nhau đuôi hơi thon nhỏ hơn.
Râu đầu màu nâu sậm, mọc gần mắt kép và phía cuối râu đầu có dạng hình móc câu, hai ổ chân râu thường cách xa nhau.
Mắt kép to màu đen nằm ở hai bên.
Miệng dạng hút, bình thường vòi hút sẽ cuộn tròn ngắn lại, khi hút mật sẽ dũi ra dạng hình đầu gối.
Cánh trước: mặt trên cánh màu nâu, khoảng giữa cánh có 8 đốm trắng xếp thành hình vòng cung. Mặt dưới cánh trước có màu nâu xám, rìa trên cánh trước có màu nâu vàng. Cả 5 mạch R thường xuất phát chung từ buồng giữa cánh. Buồng cánh thuộc dạng buồng cánh hở.
Hình 3.13 Gân cánh trƣớc của thành trùng sâu cuốn lá lớn, P. agna agna
Moore
Hình 3.14 Gân cánh sau của thành trùng sâu cuốn lá lớn, P. agna agna
45
Cánh sau: màu nâu đen, 2/3 cánh trở về phía sau phủ đầy lông dài và mịn có màu xám xanh. Mặt dưới cánh sau có màu nâu vàng, gần cạnh ngoài có 4 đốm màu trắng. Gần gốc cánh hai gân Sc+R1 và gân Sc bắt chéo với nhau 1 đoạn nhỏ rồi phân thành 2 nhánh riêng biệt. Mạch M2, M3 và Cu1 xuất phát cùng một điểm đến khoảng gần ½ cánh mạch Cu1 tách riêng còn lại chung 2 mạch M2 vàM3. Đến khoảng ½ cánh thì mạch M2 và M3 tách riêng ra.
Thành trùng đực và thành trùng cái ngoài những đặc điểm chung được miêu tả ở trên thì còn khác nhau ở một số điểm. Điểm khác nhau của thành trùng đực và thành trùng cái là về phần cuối bụng, ngoài ra có thể phân biệt được đực và cái còn dựa vào đặc điểm bên ngoài.
+ Phần cuối bụng: phần cuối bụng của thành trùng cái phình to, lỗ sinh dục tròn và rộng. Thành trùng đực có phần cuối bụng thon nhỏ hơn và có đường chẻ đôi tạo ra 2 nhánh nhỏ. Phần bụng của thành trùng đực thì có vệt đen và trắng xen kẽ, còn phần bụng của thành trùng cái có vệt đen và màu trắng hơi vàng xen kẽ.
+ Mặt trên cánh
Mặt trên cánh trước ở thành trùng cái có 8 đốm trắng xếp hình dòng cung to hơn 8 đốm trắng trên cánh trước của thành trùng đực. Ngoài 8 đốm trắng trên cánh trước thì thành trùng cái có thêm 1 đốm trắng ở khoảng giữa mạch Cu2 và 2A (Hình 3.16 (B)), đốm trắng nằm gần mạch 2A hơn mà thành trùng đực thì không có đốm trắng này. Ngược lại trên cánh trước của thành trùng đực có 1 vạch màu trắng nghiên 1 góc khoảng 600
(Hình 3.16 (A)), vạch này nằm giữa 2 mạch Cu2 và 2A, mà ở thành trùng cái không có.
Mặt trên cánh sau của thành trùng đực phủ nhiều lông hơn thành trùng cái nên không thấy được đốm trắng. Ở thành trùng cái mặt trên cánh sau phủ lông ít hơn nên có thể thấy được từ 3-4 đốm trắng nằm gần mép cánh.
A B
46 + Mặt dưới cánh
Mặt dưới cánh trước cả thành trùng đực và thành trùng cái đều giống nhau chỉ khác nhau một điểm là số lượng đốm trắng hiện diện trên cánh.
A B
Hình 3.16 Mặt trên của thành trùng đực (A) và thành trùng cái (B)
A B
Hình 3.18 Mặt dƣới của thành trùng đực (A) và thành trùng cái (B)
A B
47
Mặt dưới cánh sau của thành trùng đực số đốm trắng ít và nhỏ hơn so với thành trùng cái, mặt dưới cánh sau của thành trùng cái có màu nâu vàng còn ở thành trùng đực có màu nâu tối.
+ Hai bên ngực của thành trùng cái phủ đầy lông dài và màu xám, thành trùng đực ngoài hai bên ngực phủ đầy lông còn có chùm lông phủ kín đốt bụng kế ngực.
* Thành trùng đực
Thành trùng đực có chiều dài sải cánh từ 30-33 mm (trung bình 30,851,18 mm); chiều dài thân từ 18-19 mm (trung bình 18,30,47 mm); thời gian sống từ 4-5 ngày (trung bình 40,5 ngày).
* Thành trùng cái
Thành trùng cái có chiều dài sải cánh từ 33-36 mm (trung bình 34,351,39 mm); chiều dài thân từ 17-18 mm (trung bình 17,450,51 mm); thời gian sống từ 5-7 ngày (trung bình 5,950,83 ngày).
Bướm thường vũ hóa vào buổi sáng, sau khi vũ hóa khoảng 1 ngày sau bướm đực và bướm cái bắt cặp. Sau khi bắt cặp khoảng nữa ngày sau là bướm đẻ trứng. Trứng được đẻ rải rác từng trứng một. Bướm hoạt động mạnh vào ban ngày, ban đêm ít hoạt động hơn.
Khả năng đẻ trứng của thành trùng cái
Bảng 3.4 Khả năng sinh sản của thành trùng cái sâu cuốn lá lớn, Pelopidas agna agna
Moore trong điều kiện phòng thí nghiệm
Số mẫu quan sát Số lƣợng trứng đẻ Số lƣợng trứng nở Tỷ lệ trứng nở (%) Thời gian đẻ trứng (ngày) 1 25 25 100 3 2 38 36 94,74 6 3 29 28 96,55 4 4 46 42 91,30 6 5 32 32 100 5 6 28 27 96,43 3 7 43 41 95,35 6 8 33 30 90,91 5 9 30 30 100 4 10 41 35 85,37 6 Trung bình 34,57,07 32,65,78 95,074,75 4,81,23 T = 28,5- 340C; RH = 52- 82%
48
Quan sát 10 cặp bướm đẻ trứng. Mỗi bướm cái đẻ trứng từ 25-46 trứng (trung bình 34,57,07 trứng), số trứng được đẻ nhiều vào ngày đầu và giảm dần cho đến khi chết. Tỷ lệ trứng nở trung bình là 95,074,75%. Thời gian một bướm cái đẻ trứng từ 3-6 ngày (trung bình 4,81,23 ngày).