KHẢ NĂNG HẤP DẪN CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP

Một phần của tài liệu Luận văn: "MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI - KHẢO SÁT HIỆU QUẢ HẤP DẪN CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP ĐỐI VỚI SÂU CUỐN LÁ LỚN, Pelopidas agna agna MOORE (LEPIDOPTERA: HESPERIIDAE)" potx (Trang 49 - 52)

VỚI BƢỚM, P. agna agna TRONG ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG

3.1 Thí nghiệm 1

Bảng 3.5 Số lƣợng bƣớm, P. agna agna bị hấp dẫn trong thí nghiệm 1 tại huyện Châu Phú - An Giang; từ ngày 01/07/2011 đến ngày 28/07/2011

Nghiệm thức

Thành phần mồi pheromone (mg/tuýp) Số lƣợng TT (con/bẫy/tuần) E10,E12-16:Ald E10,E12-16:OH E10-16:Ald E12-16:Ald

A-1 100 0 0 0 6,33 a A-2 100 5 0 0 4,33 ab A-3 100 5 5 0 5,33 ab A-4 100 0 5 0 5,67 ab A-5 100 5 5 300 4,00 ab A-6 100 0 0 300 3,33 ab A-7 0,00 0 0 0 0,33 b Mức ý nghĩa * CV (%) 70,03%

Ghi chú: Trong cùng một cột các số có cùng chữ số theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan.

Kết quả được trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy các nghiệm thức từ A-1 đến A-6 đều cho hiệu quả hấp dẫn bướm sâu cuốn lá lớn. Chứng tỏ các hợp chất trong mỗi nghiệm thức đều có khả năng hấp dẫn đối với loài bướm này.

Tuy nghiệm thức A-1 chỉ điều chế từ một thành phần đơn lẻ là E10,E12-16:Ald với tỷ lệ 100% lại không khác biệt so với các nghiệm thức có sự phối hợp giữa 2 thành phần như: kiểu mồi được điều chế từ E10,E12-16:Ald và E10,E12-16:OH với tỷ lệ 100:5

50

(nghiệm thức A-2), E10,E12-16:Ald và E10-16:Ald với tỷ lệ 100:5 (nghiệm thức A- 4), E10,E12-16:Ald và E12-16:Ald với tỷ lệ 100:300 (nghiệm thức A-6) với số bướm vào bẫy lần lượt là (4,33, 5,67 và 3,33 con/bẫy/tuần). Bên cạnh đó nghiệm thức A-1 không khác biệt so với nghiệm thức A-3 (kiểu mồi được điều chế từ 3 thành phần E10,E12-16:Ald, E10,E12-16:OH và E10-16:Ald với tỷ lệ 100:5:5) hay nghiệm thức A-5 (kiểu mồi được điều chế từ 4 thành phần E10,E12-16:Ald, E10,E12-16:OH, E10- 16:Ald và E12-16:Ald với tỷ lệ 100:5:5:300) với số lượng bướm vào bẫy lần lượt là (5,33 và 4,00 con/bẫy/tuần).

Đối với các nghiệm thức từ A-2 đến A-6 tuy được phối trộn từ nhiều thành phần hợp chất nhưng không làm giảm cũng như không làm tăng số lượng bướm vào bẫy. Cho thấy thành phần pheromone của loài P. agna agna có thể có hoặc không là thành phần phụ mà thành phần phụ này cũng không phải là chất ức chế. Điều này cho thấy thành phần phụ có thể là một chất khác. Do đó cần phân tích bằng kỹ thuật GC-MS để xác định lại hợp chất pheromone giới tính của loài này cũng như chọn ra hợp chất phụ cho hiệu quả hấp dẫn cao hơn.

Theo Adati (1999) pheromone giới tính của sâu đục trái đậu loài Maruca vitrata

Fabricius chỉ có một thành phần duy nhất là E10,E12-16:Ald. Hợp chất này có khả năng thu hút được thành trùng đực của loài Maruca vitrata Fabricius ở vùng Tây Phi. Nhưng trong thí nghiệm trên, khi sử dụng hợp chất này để đặt bẫy thì không hấp dẫn được thành trùng của sâu đục trái đậu. Điều này chứng tỏ rằng quần thể thành trùng sâu đục trái đậu ở tỉnh An Giang nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung không bị hấp dẫn bởi thành phần hợp chất E10,E12-16:Ald như ở vùng Tây Phi. Do đó có thể nhận định loài sâu đục trái ở 2 vùng địa lý này không cùng 1 loài.

3.2 Thí nghiệm 2

Bảng 3.6 Số lƣợng bƣớm sâu cuốn lá lớn, P. agna agna bị hấp dẫn trong thí nghiệm 2 tại quận Thốt Nốt - Cần Thơ; từ 02/07/2011 đến 04/08/2011

Nghiệm thức Thành phần mồi pheromone (mg/tuýp) (con/bẫy/tuần) Số lƣợng TT E10,E12-16:Ald E10,E12-16:OH E10-16:Ald

B-1 100 5 5 6,33 ab B-2 300 15 15 7,33 ab B-3 500 25 25 11,00 a B-4 700 35 35 13,33 a B-5 1.000 50 50 6,67 ab B-6 0 0 0 0,00 b Mức ý nghĩa * CV (%) 50,72%

51

Trong Bảng 3.6 cho thấy các nghiệm thức từ B-1 đến B-5 là sự phối trộn giữa các hợp chất E10,E12-16:Ald, E10,E12-16:OH, E10-16:Ald ở tỷ lệ 100:5:5 với nồng độ lần lượt là 1, 3, 5, 7 và 10 lần, đều cho hiệu quả hấp dẫn đối với loài P. agna agna với số lượng bướm vào bẫy lần lượt là (6,33, 7,33, 11,00, 13,33, 6,67 con/bẫy/tuần).

Trong đó nghiệm thức B-3 và B-4 với liều lượng nồng độ tăng gấp 5 và 7 lần so với nghiệm thức B-1 cho hiệu quả hấp dẫn cao nhất với số lượng bướm vào bẫy lần lượt là (11,00 và 13,33 con/bẫy/tuần) và khác biệt có ý nghĩa 5% về mặt thống kê so với nghiệm thức đối chứng (nghiệm thức B-6).

Bên cạnh đó nghiệm thức B-2, B-3, B-4, B-5 có liều lượng nồng độ tăng gấp 3, 5, 7, 10 lần so với nghiệm thức B-1 (tỷ lệ 100:5:5) và có số lượng bướm vào bẫy cao hơn so với nghiệm thức B-1 nhưng không khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Chứng tỏ rằng thành phần pheromone giới tính tổng hợp của loài sâu cuốn lá lớn P. agna agna

ngoài 3 hợp chất trên còn có thêm 1 chất nào đó hoặc tỷ lệ phối trộn giữa 3 hợp chất có thể thay đổi khác đi sẽ mang lại hiệu quả hấp dẫn cao nhất đối với loài sâu này.

Qua kết quả của 2 thí nghiệm trên chứng tỏ rằng E10,E12-16:Ald là thành phần chính trong hợp chất pheromone giới tính của loài sâu cuốn lá lớn, Pelopidas agna agna

Moore. Khi E10,E12-16:Ald kết hợp với các thành phần phụ như: E10,E12-16:OH, E10-16:Ald, E12-16:Ald có tỷ lệ lần lượt khác nhau và có bướm sâu cuốn lá lớn vào bẫy nhưng số lượng còn thấp. Vì vậy cần nghiên cứu thêm về tỷ lệ phối trộn giữa các thành phần phụ và tìm thêm thành phần phụ có hiệu quả hấp dẫn được loài sâu này.

Hình 3.20 Bẫy dính thành trùng đực, P.agna agna

Ghi chú: Trong cùng một cột các số có cùng chữ số theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan.

52

CHƢƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn: "MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI - KHẢO SÁT HIỆU QUẢ HẤP DẪN CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP ĐỐI VỚI SÂU CUỐN LÁ LỚN, Pelopidas agna agna MOORE (LEPIDOPTERA: HESPERIIDAE)" potx (Trang 49 - 52)