Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng hấp dẫn của pheromone

Một phần của tài liệu Luận văn: "MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI - KHẢO SÁT HIỆU QUẢ HẤP DẪN CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP ĐỐI VỚI SÂU CUỐN LÁ LỚN, Pelopidas agna agna MOORE (LEPIDOPTERA: HESPERIIDAE)" potx (Trang 35 - 36)

2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng hấp dẫn của pheromone

được phối trộn từ 3 thành phần hợp chất

- Thời gian: Từ 2/7/2011 đến 4/8/2011.

- Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại ấp Lân 1, phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt, Tp Cần Thơ. Trên ruộng lúa có diện tích 3.000 m2. Ruộng lúa khoảng 40 ngày tuổi. Giống lúa OM4218.

- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức tương ứng với một bẫy pheromone. Trong đó bẫy được đặt với mồi là tuýp cao su không nhồi pheromone giới tính tổng hợp mà chỉ nhồi với thành phần duy nhất là n-hexan (100l/tuýp) được sử dụng làm nghiệm thức đối chứng (NT6). Từ nghiệm thức 1 đến nghiệm thức 5 với kiểu mồi pheromone được tổng hợp từ các thành phần hợp chất với tỷ lệ được trình bày trong (Bảng 2.3).

Bảng 2.3Các nghiệm thức đƣợc bố trí trong TN 2 tại quận Thốt Nốt, Tp Cần Thơ

Nghiệm thức Thành phần mồi pheromone (mg/tuýp)

E10,E12-16:Ald E10,E12-16:OH E10-16:Ald

B-1 100 5 5 B-2 300 15 15 B-3 500 25 25 B-4 700 35 35 B-5 1.000 50 50 B-6 0 0 0

- Chỉ tiêu ghi nhận: Hiệu quả hấp dẫn của kiểu mồi pheromone giới tính tổng hợp được ghi nhận bằng số lượng bướm sâu cuốn lá lớn vào bẫy mỗi tuần/lần trong suốt thời gian thí nghiệm.

- Xử lý số liệu

Số liệu được thu thập nhập vào phần mềm Microsoft excel 2003 và xử lý thống kê bằng chương trình MSTATC và kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 5 %.

36

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn: "MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI - KHẢO SÁT HIỆU QUẢ HẤP DẪN CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP ĐỐI VỚI SÂU CUỐN LÁ LỚN, Pelopidas agna agna MOORE (LEPIDOPTERA: HESPERIIDAE)" potx (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)