Triệu chứng và cách gây hại của sâu cuốn lá lớn, P.agna agna

Một phần của tài liệu Luận văn: "MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI - KHẢO SÁT HIỆU QUẢ HẤP DẪN CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP ĐỐI VỚI SÂU CUỐN LÁ LỚN, Pelopidas agna agna MOORE (LEPIDOPTERA: HESPERIIDAE)" potx (Trang 48 - 49)

2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI VÀ CÁCH GÂY HẠ

2.2Triệu chứng và cách gây hại của sâu cuốn lá lớn, P.agna agna

Sau khi vũ hóa ngày hôm sau bướm bắt đầu bắt cặp, khoảng vài giờ sau bướm bắt đầu đẻ trứng. Trứng được đẻ rải rác từng trứng một. Trứng nở sau 3-4 ngày.

Sau khi trứng nở ấu trùng tuổi 1 bắt đầu gặm ăn vỏ trứng, sau đó phân tán và di chuyển đến đầu lá lúa hoặc 2 bên mép lá nhả tơ cuốn tròn đầu lá lúa hay mép lá lúa lại và ở bên trong ăn hết phần biểu bì. Sâu tuổi lớn sẽ ăn mạnh hơn. Sâu gây hại nặng ăn hết phần biểu bì chỉ chừa lại phần gân chính của lá lúa. Sâu tiếp tục di chuyển sang lá kế cận nhả tơ ghép các lá lúa lại thành một ống tròn và ăn phá. Sâu tuổi 5 một ngày có thể ăn từ 2-3 lá lúa. Khi lớn đủ sức sâu nhả tơ trộn với chất bột trắng giống bột phấn ở 2 bên bụng cuốn lá lúa lại và hóa nhộng trong đó.

Qua việc khảo sát một số đặc điểm sinh học và cách gây hại của sâu cuốn lá lớn loài

P. agna agna. Ta nhận thấy, thành trùng đực và thành trùng cái của sâu cuốn lá lớn loài P. agna agna có hình dạng bên ngoài tương tự nhau và phân biệt đực cái dựa vào một số đặc điểm: phần cuối bụng, các đốm trên cánh, và mỗi cánh có 1 vạch màu trắng (chỉ có ở con đực).

Vòng đời của sâu cuốn lá lớn loài P. agna agna trong điều kiện phòng thí nghiệm (T = 28,5-340C; RH = 52-82%) từ 30-34 ngày (trung bình 32,3 1,42 ngày). Triệu trứng

49

gây hại: lá lúa bị sâu tuổi 1 ăn phá có triệu chứng là đầu lá và 2 bên mép lá bị cuốn lại. Sâu tuổi 2 đến tuổi 3 cắn khuyết lá lúa ngay vị trí bị cuốn. Sâu tuổi 4 và tuổi 5 ăn nhiều hơn, chúng ăn hết phần biểu bì của lá chỉ chừa lại phần gân chính hoặc ăn cụt cả đầu lá, sau đó ghép các lá kế cận lại và nằm bên trong tiếp tục ăn phá và hóa nhộng. Về thành trùng của sâu cuốn lá lớn, bướm hoạt động mạnh vào lúc sáng sớm và chiều mát. Khoảng 1 ngày sau thì bướm đẻ trứng. Dựa vào những kết quả ở trên, khi thấy bướm nở rộ khoảng 7-8 ngày sau thì bắt đầu phun thuốc sẽ có hiệu quả cao hơn và tiết kiệm được lượng thuốc .

Theo Phạm Văn Lầm (2000) ở Việt Nam sâu cuốn lá lớn gây hại trên ruộng lúa có 6 loài nhưng qua kết quả điều tra trên một số ruộng lúa ở tỉnh An Giang thì sâu cuốn lá lớn gây hại phổ biến nhất trên ruộng lúa thuộc 2 loài P. guttataP. agna agna.

Một phần của tài liệu Luận văn: "MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI - KHẢO SÁT HIỆU QUẢ HẤP DẪN CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP ĐỐI VỚI SÂU CUỐN LÁ LỚN, Pelopidas agna agna MOORE (LEPIDOPTERA: HESPERIIDAE)" potx (Trang 48 - 49)