Qua kết quả khảo sát và thu mẫu sâu cuốn lá lớn ngẫu nhiên trên 6 ruộng lúa, xung quanh khu vực huyện Châu Phú- An Giang được trình bày trong Bảng 3.1 cho thấy, chỉ ghi nhận được 2 loài phổ biến: Pelopidas agna agna Moore và Parnara guttata
Bremer et Grey. Trong đó ấu trùng loài P. agna agna chiếm tỷ lệ 58,33%, P. guttata
là 41,67%. Thành trùng loài P. agna agna chiếm tỷ lệ 61,29%, loài P. guttata là 38,71%.
Bảng 3.1 Thành phần loài sâu cuốn lá lớn trên các ruộng lúa tại huyện Châu Phú – An Giang
Loài sâu cuốn lá lớn Ấu trùng Bƣớm
Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%)
Parnara guttata Bremer et Grey 20 41,67 36 38,71
Pelopidas agna agna Moore 28 58,33 57 61,29
Tổng cộng 48 100 93 100
Dựa vào biểu đồ ở Hình 3.1 nhận thấy rằng cả ấu trùng và thành trùng loài P. agna agna luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với loài P. guttata với tỷ lệ lần lượt là 16,66% và 22,58%.
Hình 3.1 Tỷ lệ (%) thành phần loài sâu cuốn lá lớn đƣợc thu trực tiếp trên ruộng lúa tại huyện Châu Phú- An Giang. AT: ấu trùng; TT: thành trùng
Parnaraguttata Bremer et Grey Pelopidas agna agna Moore Tỷ lệ (%) 0 10 20 30 40 50 60 70 AT TT pa pe
37
Nhìn chung, kết quả khảo sát trên 6 ruộng lúa tại huyện Châu Phú – An Giang đều cho thấy loài P. agna agna chiếm ưu thế hơn so với loài P. guttata.
Việc khảo sát và phân loại 2 loài sâu cuốn lá lớn chủ yếu dựa vào đặc điểm hình thái. Ấu trùng loài P. agna agna và P. guttata đều có hình dạng tượng tự nhau, chỉ khác nhau ở vị trí mảnh đầu (Hình 3.2). Phần đầu của sâu cuốn lá loài P. agna agna có màu vàng – xanh, mỗi bên đầu có một vạch màu đỏ đậm và rộng có viền màu trắng. Đặc điểm này rất phù hợp với mô tả của Michael (2000). Mặc khác, phần đầu của sâu cuốn lá lớn loài P. guttata ở giữa hai mảnh ghép của đầu có vạch hình chữ W, màu nâu sẫm (Shepard et al., 1995).
Đặc điểm để phân biệt thành trùng sâu cuốn lá lớn của 2 loài P. agna agna và P. guttata là dựa vào những đốm trên cánh (Hình 3.3). Các đốm trên cánh sau của thành trùng cái loài P. guttata to hơn so với loài P. agna agna. Ngược lại trên cánh trước của thành trùng cái loài P. agna agna ngoài 8 đốm trắng xếp theo hình vòng cung còn có thêm 1 đốm trắng ở khoảng giữa mạch Cu2 và 2A mà ở loài P. guttata không có. Dựa trên kết quả này ta nhận thấy loài Pelopidas agna agna Moore hiện diện phổ biến hơn và là đối tượng để tiến hành thực hiện nghiên cứu trong các thí nghiệm tiếp theo.
2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI VÀ CÁCH GÂY HẠI CỦA SÂU CUỐN LÁ LỚN, Pelopidas agna agna MOORE