Khảo sát đặc điểm sinh học và hình thái của sâu cuốn lá lớn,

Một phần của tài liệu Luận văn: "MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI - KHẢO SÁT HIỆU QUẢ HẤP DẪN CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP ĐỐI VỚI SÂU CUỐN LÁ LỚN, Pelopidas agna agna MOORE (LEPIDOPTERA: HESPERIIDAE)" potx (Trang 31 - 34)

2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 Khảo sát đặc điểm sinh học và hình thái của sâu cuốn lá lớn,

agna Moore (Lepidoptera: Hesperiidae) trong điều kiện phòng thí nghiệm

Mục tiêu: Dựa vào kết quả điều tra ta tiến hành chọn loài sâu cuốn lá lớn phổ biến trên ruộng lúa nhất để khảo sát chỉ tiêu: Thời gian hoàn thành vòng đời, đặc điểm sinh học và hình thái của sâu cuốn lá lớn, P. agna agna cũng như một số đặc điểm gây hại chính. Nhằm xác định thời gian quản lý và phòng trị thích hợp đối với loài sâu này một cách hiệu quả nhất.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2011 đến tháng 12/2011.

Địa điểm: Phòng thí nghiệm và nhà lưới của Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, trường ĐHCT.

Bướm sâu cuốn lá lớn loài P. agna agna thu từ ngoài đồng sẽ chuyển về phòng thí nghiệm được nuôi trong hộp nhựa có chứa khoảng 3-4 lá lúa có quấn bông gòn thấm nước ở vị trí vết cắt và cho bướm đẻ tự nhiên, rồi thu lấy trứng để vào đĩa Petri. Sử dụng 10 đĩa Petri để đựng trứng của 10 cặp bướm sâu cuốn lá lớn và giữ lại 10 hộp

32

nhựa đựng bướm vì bướm sâu cuốn lá lớn vừa đẻ trứng trên lá lúa và cả mặt trong của hộp nhựa nên cần giữ lại hộp nhựa để xem tỷ lệ trứng nở của từng cặp. Trong đĩa Petri có sẵn thức ăn cho ấu trùng là những lá lúa của giống OMCS 2000 (khoảng 30 ngày sau khi gieo).

Quan sát và ghi nhận các đặc điểm qua từng giai đoạn phát triển của sâu cuốn lá lớn,

P. agna agna được tiến hành như sau:

- Giai đoạn trứng: Đo kích thước và quan sát hình dạng, màu sắc của trứng. Lấy ở mỗi đĩa Petri 10 trứng sâu để đo kích thước và mô tả hình dạng. Hàng ngày kiểm tra ẩm độ trong đĩa Petri và ghi nhận thời gian của trứng.

- Giai đoạn ấu trùng: Ấu trùng các tuổi được nuôi trong hộp nhựa có nắp đậy. Mỗi con được nuôi trong 1 hộp riêng (Hình 2.4). Mỗi ngày, thức ăn (lá lúa) được thay mới/ lần và ghi nhận thời gian lột xác qua từng tuổi sâu cũng như màu sắc và kích thước của từng ấu trùng ở các giai đoạn phát triển.

- Giai đoạn nhộng: Khi sâu chuyển sang giai đoạn nhộng, tạo ẩm độ bằng cách để 1 miếng bông gòn đã được thấm nước. Tiến hành quan sát và ghi nhận các đặc điểm về

Hình 2.4 Cách nuôi ấu trùng sâu cuốn lá lớn Hình 2.3 Nguồn bƣớm thu đƣợc trên ruộng

33

màu sắc, hình dạng, kích thước cũng như thời gian từ hóa nhộng đến khi vũ hóa của mỗi ấu trùng trong điều kiện phòng thí nghiệm.

- Giai đoạn thành trùng: Sau khi nhộng vũ hóa, phân biệt bướm đực và cái, lấy ngẫu nhiên 10 bướm đực và 10 bướm cái cho bắt cặp trong 10 hộp nhựa (Hình 2.5).

Cung cấp thức ăn là nước đường pha loãng 10% cho bướm, thức ăn được tẩm vào miếng bông gòn, sau đó được treo vào hộp. Trong mỗi hộp để 4-5 lá lúa có quấn bông gòn ngay vị trí vết cắt và thấm nước miếng bông gòn đó với tác dụng giữ cho lá lúa tươi lâu. Tiến hành đếm trứng mỗi ngày.

Các chỉ tiêu ghi nhận:

- Thời gian vũ hóa đến khi thành trùng cái đẻ trứng đầu tiên.

- Thời gian đẻ trứng của thành trùng cái, số trứng được đẻ bởi một bướm cái và tỷ lệ trứng nở (%).

- Thời gian sống của thành trùng đực và thành trùng cái.

- Kích thước cơ thể (chiều dài thân, chiều dài sải cánh) của thành trùng cái và thành trùng đực.

- Hình dạng và màu sắc của thành trùng.

Khảo sát ngẫu nhiên 100 trứng các chỉ tiêu ghi nhận là: - Kích thước trứng

- Thời gian ủ trứng (ngày).

- Hình dạng và màu sắc của trứng.

Ở mỗi giai đoạn ấu trùng khảo sát ngẫu nhiên 60 ấu trùng, các chỉ tiêu ghi nhận là: - Số tuổi ấu trùng (dựa vào mảnh đầu để lại của ấu trùng khi lột xác).

- Thời gian mỗi tuổi của ấu trùng.

34 - Kích thước của ấu trùng.

- Hình dạng và màu sắc của ấu trùng.

Giai đoạn nhộng thì quan sát ngẫu nhiên 30 nhộng, các chỉ tiêu ghi nhận là: - Thời gian nhộng.

- Kích thước của nhộng.

- Hình dạng và màu sắc của nhộng.

Tất cả các số liệu được nhập, xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2003 và trình bày dưới dạng biểu bảng.

2.3 Khảo sát khả năng hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp đối với sâu cuốn lá lớn, Pelopidas agna agna Moore (Lepidoptera: Hesperiidae) trong điều

Một phần của tài liệu Luận văn: "MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI - KHẢO SÁT HIỆU QUẢ HẤP DẪN CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP ĐỐI VỚI SÂU CUỐN LÁ LỚN, Pelopidas agna agna MOORE (LEPIDOPTERA: HESPERIIDAE)" potx (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)