2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3 Khảo sát khả năng hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp
kiện ngoài đồng
Mục tiêu: thí nghiệm nhằm đánh giá khả năng hấp dẫn của các hợp chất pheromone tổng hợp cũng như xác định thành phần hợp chất pheromone giới tính và tỷ lệ phối trộn thích hợp có khả năng thu hút bướm sâu cuốn lá lớn, P. agna agna nhiều nhất trong điều kiện ngoài đồng tại các ruộng lúa thuộc tỉnh An Giang và Tp Cần Thơ.
2.3.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp được phối trộn từ 4 thành phần hợp chất được phối trộn từ 4 thành phần hợp chất
- Thời gian: Thực hiện từ 1/7/2011 đến 28/7/2011
- Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại ấp Bình An, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Trên ruộng lúa có diện tích 2.000 m2. Ruộng lúa khoảng 45 ngày tuổi. Giống lúa OM2517.
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại tương ứng với một bẫy pheromone. Từ nghiệm thức 1 đến nghiệm thức 6 tỷ lệ phối trộn giữa các thành phần pheromone tổng hợp được trình bày trong Bảng 2.2. Trong đó chỉ có nghiệm thức 7 là nghiệm thức đối chứng với mồi là tuýp cao su chỉ nhồi n-hexan (100l/tuýp).
Bảng 2.2 Các nghiệm thức đƣợc bố trí trong TN 1 tại huyện Châu Phú - An Giang
Nghiệm thức
Thành phần mồi pheromone (mg/tuýp)
E10,E12-16:Ald E10,E12-16:OH E10-16:Ald E12-16:Ald
A-1 100 0 0 0
A-2 100 5 0 0
A-3 100 5 5 0
A-4 100 0 5 0
35
A-6 100 0 0 300
A-7 0.00 0 0 0
- Chỉ tiêu ghi nhận: Hiệu quả hấp dẫn của kiểu mồi pheromone giới tính tổng hợp được ghi nhận bằng số lượng bướm sâu cuốn lá lớn vào bẫy mỗi tuần/lần trong suốt thời gian thí nghiệm.