- Cải cách pháp lý : các Luật tạo thuận lợi cho thành lập doanh nghiệp mới và
e. Phát triển hoạt động đối ngoại, tăng cường công tác cổ đông và các hoạt động khác.
3.3.4. Kiến nghị với DNVVN và Hiệp hội DNVVN.
Đối với các DNVVN.
Bên cạnh những giải pháp hỗ trợ từ phía Nhà nước, ngân hàng dành cho DNVVN thì điều quan trọng nhất, chủ yếu nhất là những nỗ lực từ bản thân các DNVVN. Muốn việc tiếp cận các nguồn vốn ngân hàng trở nên thuận lợi thì các DNVVN phải chủ động hoàn thiện mình :
• Các DNVVN phải xây dựng được phương án kinh doanh hiệu quả và khả thi. Đó là yếu tố quyết định đến việc cho vay vốn của ngân hàng. Muốn làm được như vậy các DNVVN cần nâng cao khả năng lập dự án, lập KHKD, tăng cường kiến thức về kế toán một cách chuyên nghiệp.
• Các DNVVN cần đăng kí tham gia đánh giá lại tài sản do cục Quản lí vốn và tài sản tổ chức để được xác định đúng giá trị hiện tại của tài sản, tránh tình trạng NH đánh giá không chính xác giá trị TSBĐ của DN dẫn đến không đủ tài sản thế chấp cho khoản vay. Đồng thời DN nên mua bảo hiểm cho tài sản, đặc biệt là các tài sản
có giá trị lớn nhằm hạn chế rủi ro trong KD, mặt khác đối với những TSBĐ có mua bảo hiểm sẽ dễ được NH chấp nhận hơn.
• Các DNVVN phải tạo dựng được uy tín và niềm tin cho ngân hàng thông qua việc sử dụng vốn đúng mục đích, chủ động tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thực hiện đúng và minh bạch các chế độ tài chính kế toán ….Điều này sẽ tạo thuận lợi cho DN khi vay vốn ngân hàng trong những lần sau.
• Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật. Sự thiếu hiểu biết về pháp luật là một trong những nguyên nhân gây khó khăn, cản trở hoạt động của DN nói chung và DNVVN nói riêng. Khi hiểu biết pháp luật, DN không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động KD mà còn tạo cho ngân hàng sự tin tưởng hơn khi xét duyệt cho vay.
• DNVVN cần chú trọng đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.
• DNVVN cần tăng cường hợp tác liên kết với nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc tham gia các hiệp hội ,tổ chức từ đó nâng cao khả năng tiếp cận vốn TD thông qua sự bảo lãnh của các tổ chức,hiệp hội đó.
Đối với Hiệp hội các DNVVN :
• Cần xác định rõ mục tiêu, phương hướng hoạt động của các hiệp hội ngành nghề, nâng cao vai trò hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi, là cầu nối giữa các DNVVN ; nhất là trong lĩnh vực cung cấp thông tin, tiếp xúc với nhà tài trợ.
• Là đầu mối liên kết các DNVVN và DN lớn trên địa bàn về cung cấp nguyên vật liệu, gia công chế biến tạo thành chuỗi liên kết sâu rộng, giúp DNVVN có cơ hội tiếp cận với nguồn tài chính và cơ hội kinh doanh.
Từ việc phân tích thực trạng hoạt động cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, căn cứ vào định hướng hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển hoạt động cho vay DNVVN của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương trong năm tới. Trong chương 3 khóa luận đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa nghiệp vụ tín dụng, nâng cao hiệu quả và mở rộng tín dụng đối với DNVVN. Bên cạnh đó, khóa luận cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, các ban ngành có liên quan; kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ; với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và với DNVVN cũng như Hiệp hội DNVVN . Để các giải pháp được thực thi và phát huy hiệu quả thì cần có sự nỗ lực và phối hợp của tất cả các bên liên quan.
KẾT LUẬN
Việc mở rộng tín dụng cho các DNVVN là một vấn đề thật sự “nóng”, đang được sự quan tâm và nhận thức sâu sắc bởi tất cả các Bộ, ngành nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam nói riêng. NHNT đã rất cố gắng đáp ứng nhu cầu vốn cho các DNVVN song số lượng DNVVN có quan hệ vay vốn với NH chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, chưa giải quyết triệt để được những vướng mắc, khó khăn về vốn cho DNVVN. Vì vậy, việc tìm ra các nguyên nhân để từ đó đưa ra giải pháp nhằm mở rộng tín dụng cho DNVVN là vô cùng quan trọng .
Với mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn huy động cũng như tạo điều kiện cho các DNVVN có đủ vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, khóa luận đã tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:
Hệ thống những lý luận cơ bản về DNVVN, mở rộng tín dụng đối với DNVVN .
Xuất phát từ những lý luận cơ bản đó, Chương 2 của Khoá luận đã phân tích thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNVVN của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
Đưa ra hệ thống giải pháp cùng những kiến nghị với các Cơ quan chức năng có liên quan: Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam, DNVVN và Hiệp hội DNVVN ở chương 3 của Khoá luận.
Với sự nỗ lực của bản thân và được sự giúp đỡ, chỉ bảo hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Kim Anh đã giúp em hoàn thành bài khóa luận này. Nhưng do những hạn chế về năng lực, nhận thức về mặt lý luận và kinh nghiệm thực tế nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!