Kiến nghị với các Cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 83 - 86)

- Cải cách pháp lý : các Luật tạo thuận lợi cho thành lập doanh nghiệp mới và

e. Phát triển hoạt động đối ngoại, tăng cường công tác cổ đông và các hoạt động khác.

3.3.1. Kiến nghị với các Cơ quan quản lý Nhà nước

Giữa ngân hàng và các DNVVN luôn tồn tại một khoảng cách mà để thu hẹp nó, sự nỗ lực và tự hoàn thiện của mỗi bên là chưa đủ. Cơ chế giám sát, quản lý từ phía Nhà nước thông qua việc hoạch định, hoàn thiện chính sách là yếu tố rất quan trọng nếu không nói là quyết định. Em xin đưa ra một số kiến nghị đối với Cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi để NH nhanh chóng thực hiện mục tiêu mở rộng cho vay đối với DNVVN :

 Thứ nhất : Quốc hội cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho tổ chức hoạt động kinh doanh của các DNVVN và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý Nhà nước đối với DNVVN.

• Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, gỡ bỏ hết những điều kiện ưu đãi cho các DNNN nhằm tạo ra môi trường bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tạo sân chơi thực sự thông thoáng cho các DNVVN. Đặc biệt, hệ thống pháp luật phải xây dựng trên cơ sở phù hợp với thực tiễn, ổn định và được thực thi nghiêm chỉnh để tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, để các DN yên tâm đầu tư.

• Cần có chính sách quản lý chặt chẽ hơn đối với việc thành lập và hoạt động của các DNVVN. Bởi việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và kiểm soát hoạt động của các DN khá lỏng lẻo làm cho NH thường không muốn cho DNVVN vay vốn do mức độ rủi ro mà nó mang lại cho ngân hàng.

• Cần tiếp tục đổi mới thể chế đối với DNVVN và chỉnh sửa pháp lệnh về đăng ký giao dịch bảo đảm tạo điều kiện để các DNVVN hoàn chỉnh các thủ tục thế chấp khi vay vốn NH.

 Thứ hai: Chính phủ cần hoàn thiện các chính sách hỗ trợ đối với các

DNVVN .

Chính phủ tiếp tục xem xét và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ cho các DNVVN tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho các DNVVN về phía chính sách như: chính sách thuế, chính sách đất đai, chính sách công nghệ, chính sách đầu tư...Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí và tổ chức những chương trình hành động cụ thể để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các DNVVN đặc biệt là đội ngũ quản lý DN. Bởi vìmột điểm yếu nổi bật của DNVVN đó là sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng quản trị DN, khả năng nắm bắt thông tin và mở rộng thị trường. Chính điểm yếu này làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của DNVVN trên thương trường.

 Thứ ba, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố để đưa các

Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNVVN đi vào hoạt động càng nhiều càng tốt.

Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNVVN từ trước đến nay vẫn được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các DNVVN có cơ hội tiếp cận với ngân hàng tốt hơn, bởi các DNVVN bị hạn chế về uy tín, tài sản thế chấp hay các DN hạn chế về điều kiện vay sẽ được Quỹ này bảo lãnh trong việc vay vốn ngân hàng. Hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng chủ yếu liên quan trực tiếp đến 3 đối tác: DNVVN, Quỹ Bảo lãnh tín dụng và NHTM. Cả 3 chủ thể đều làm đúng chức năng và thiện chí thì quá trình hỗ trợ vốn cho DNVVN sẽ được triển khai một cách tích cực. Thế nhưng việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng hiện nay vẫn được đặt trên vai các địa phương là chủ yếu, tình trạng thiếu vốn để đưa các Quỹ này vào hoạt động chính thức vẫn là bài toán nan giải. Chính vì vậy, Nhà nước cần tiếp tục có cơ chế hỗ trợ tài chính cụ thể để các Quỹ này nhanh chóng đi vào hoạt động và thực hiện đúng chức năng của mình đối với các DNVVN. Từ đó, các NH sẽ thực hiện được mục tiêu mở rộng tín dụng đối với DNVVN một cách nhanh chóng và hiệu quả.

 Thứ tư: Nhà nước cần tạo thêm nhiều cơ hội xúc tiến thương mại cho các

DNVVN.

Nhà nước cần tiến hành xây dựng hệ thống thông tin DN, mở rộng việc tổ chức hệ thống thu thập và xử lý thông tin cả trong nước và quốc tế, tiếp cận công nghệ hiện đại, tạo nhiều cơ hội giao thương cho các DNVVN từ đó giúp các DNVVN nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh. Hoạt động của các Hiệp hội, câu lạc bộ của DNVVN trên địa bàn cần được tăng cường, củng cố hơn trên cơ sơ hoàn thiện cơ chế, mô hình tổ chức, hoạt động và tăng cường các cuộc đối thoại, trao đổi định kỳ giữa Cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức thương mại trong và ngoài nước với các Hiệp hội này để hiểu rõ những khúc mắc và cùng tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong quá trình SXKD cho DNVVN.

 Thứ năm:: Nhà nước cần thống nhất giao cho một cơ quan thực hiện nhiệm

vụ đăng ký giao dịch bảo đảm để tạo thuận lợi cho DNVVN vay vốn.

Trong quá trình hoàn tất hồ sơ về TSĐB, những TSĐB khác nhau lại phải đăng ký giao dịch bảo đảm ở những cơ quan thuộc các Bộ, ngành khác nhau, gây phức tạp và mất thời gian cho cả ngân hàng và DNVVN.

Các Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm: Sở tài nguyên và môi trường thực hiện việc đăng ký đối với quyến sử dụng đất và bất động sản gắn liền với đất, Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực thực hiện đăng ký đối với tầu biển, Cơ quan đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm...

Để tiết kiệm thời gian và chi phí cơ hội cho các DNVVN khi tiếp cận nguồn vốn NH cũng như tạo điều kiện thuận lợi để NH thực hiện mục tiêu mở rộng tín dụng đối với DNVVN thì việc thống nhất giao cho một Cơ quan hoặc hình thành Cơ quan mới chỉ chụi trách nhiệm đăng ký giao dịch bảo đảm thực sự rất có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w