Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 87 - 89)

- Cải cách pháp lý : các Luật tạo thuận lợi cho thành lập doanh nghiệp mới và

3.3.3.Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

e. Phát triển hoạt động đối ngoại, tăng cường công tác cổ đông và các hoạt động khác.

3.3.3.Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Hiện nay, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam vẫn đánh giá cao ưu điểm của loại hình DNVVN này cần ít vốn, chi phí quản lý, đào tạo không lớn. Trong năm qua nhiều DNVVN làm ăn thua lỗ và có nguy cơ phá sản nên nợ xấu nợ quá hạn tại các ngân hàng tăng lên đáng kể. Điều này khiến các ngân hàng ngày càng e ngại trong hoạt động cho vay DNVVN. Tuy nhiên, DNVVN vẫn là khu vực

tiềm năng đối với việc phát triển tín dụng tại các ngân hàng hiện nay. Vì vậy trong thời gian tới, các ngân hàng cần có biện pháp thu hút đối tựong khách hàng này. Cụ thể:

Một là, Lập một Ban nghiên cứu nhu cầu và phát triển “gói” sản phẩm dành cho các DNVVN.

Ban này có thể hoạt động độc lập, chịu sự quản lý của Phòng Khách hàng DNVVN, có nhiệm vụ xác định nhu cầu của DNVVN trên thị trường, thiết kế và phát triển các sản phẩm phù hợp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu đó. Với mỗi sản phẩm đưa ra, Ban phải xác định được: đối tượng áp dụng, thủ tục hồ sơ, lợi ích mà sản phẩm mang lại, những lợi thế mà sản phẩm mang lại hơn so với các sản phẩm cùng đáp ứng nhu cầu trước đó. Đồng thời, Ban kiêm luôn nhiệm vụ marketing cho sản phẩm, “gói” sản phẩm dành cho DNVVN sau khi đã có quyết định phê duyệt của Ban lãnh đạo.

Hai là, thành lập cổng lưu trữ thông tin về DNVVN nội bộ và có kết nối cổng thông tin này với các Hiệp Hội DNVVN, Trung tâm hỗ trợ DNVVN và với chính các DNVVN đang và sẽ có quan hệ vay vốn với NHNT để có thể liên tục cập

nhật thông tin về các DNNVV. Việc tin học hoá lưu trữ hồ sơ vay vốn, áp dụng các ứng dụng tin học như: nhắc thu nợ - lãi tự động, cảnh báo nợ quá hạn, nợ xấu… không chỉ giảm bớt khối lượng công việc nhân viên tín dụng phải làm mà nó còn giúp ngân hàng tiết giảm chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, thông qua cổng thông tin này, Ngân hàng có thể thu hút thêm nhiều khách hàng là các DNVVN bằng cách cung cấp thông tin tư vấn về các mặt hoạt động cho các khách hàng truyền thống của ngân hàng.

Ba là, chủ động triển khai mở các lớp đào tạo, nâng cao kiến thức nghiệp vụ mới

về các lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại điện tử, ngân hàng điện tử cho lãnh đạo ngân hàng, cho các trưởng phòng ban, phòng giao dịch.

Bốn là, thành lập Bộ phận chuyên chịu trách nhiệm và xử lý về pháp lý chứng từ có liên quan đến TSĐB và bộ phận định giá nội bộ trong cho vay DNVVN. Bằng việc chuyên môn hoá các bước, các giai đoạn trong việc xét duyệt cho vay DNVVN cùng với việc đơn giản hoá thủ tục, hồ sơ sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và các DNVVN mà vẫn đảm bảo thực hiện mục tiêu đặt ra ban đầu.

Năm là, ngân hàng có thể liên tục mở các cuộc Hội thảo gặp mặt các chủ DNVVN,

trong đó có mời các chuyên gia về nói chuyện và giải đáp thắc mắc đồng thời trang bị kiến thức quản lý DN mới và hiệu quả cho Ban lãnh đạo của các DNVVN. Trong đó, có các chương trình giới thiệu “gói sản phẩm” dành riêng cho các DNVVN xen kẽ nhằm thu hút sự quan tâm của các DNVVN trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 87 - 89)