Doanh số thu nợ DNVVN.

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 58 - 62)

- Cải cách pháp lý : các Luật tạo thuận lợi cho thành lập doanh nghiệp mới và

2.2.5Doanh số thu nợ DNVVN.

1. Theo đối tượng KH

2.2.5Doanh số thu nợ DNVVN.

Doanh số thu nợ với DNVVN luôn tăng trong 3 năm. Năm 2008, đạt 75.407 tỷ đồng, tăng 8.705 tỷ đồng (tăng 13,1%) so với năm 2007, trong khi đó tốc độ tăng của doanh số thu nợ chỉ là 10,6%. Sang năm 2009, doanh số thu nợ với DNVVN đạt tốc độ tăng tới 60,6 % tương ứng tăng 45.679 tỷ đồng so với năm 2008. Đạt được kết quả như vậy, đó là do năm 2009 VCB đã áp dụng nhiều biện pháp trong việc quản lý nợ cũng như công tác thu nợ đôn đốc khách hàng trả nợ khi sắp đến

hạn, phân chỉ tiêu thu nợ cụ thể cho từng cán bộ tín dụng, có kế hoạch thu hồi nợ đối với từng trường hợp cụ thể.

Bảng 2.11: Doanh số thu nợ DNVVN của Vietcombank từ 2007-2009.

Đơn vị: tỷ đồng.

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Số tiền % so với 2007 Số tiền % so với 2008 Tổng DSTN 262.958 290.880 10,6% 437.292 50,3% DSTN đối với DNVVN 66.702 75.407 13,1% 121.086 60,6%

2.2.6 Nợ xấu.

Bảng 2.12: Nợ xấu đối với DNVVN của Vietcombank từ 2007-2009

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dư nợ cho vay DNVVN 22.455 28.311 38.237

Nợ xấu cho vay DNVVN 449 923 1.065

Nợ xấu/Dư nợ cho vay DNVVN 1,99% 3,26% 2,78%

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nợ xấu với DNVVN về tuyệt đối có xu hướng tăng, nhưng nếu so về tỷ trọng nợ xấu với dư nợ chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm. Năm 2009, nợ xấu tăng 447 tỷ đồng so với năm 2008, tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ DNVVN tăng 1,27% so với 2008. Đó là do năm 2008, nền kinh tế bất ổn định, chủ trương thắt chặt tín dụng, chống lạm phát , lãi suất tín dụng cao...là những gánh nặng đè lên vai các doanh nghiệp. Trong hoàn cảnh đó, mọi hoạt động kinh doanh không có cơ hội để duy trì ổn định và doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn khi phải đương đầu với những thay đổi thất thường của nền kinh tế. Và như thế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sụt giảm kéo theo đó là năng lực tài chính suy giảm, vốn luân chuyển chậm, doanh nghiệp không trả đúng hạn, nợ đọng, nợ khó thu hồi, rủi ro tiềm ẩn tăng cao

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 58 - 62)