- Cải cách pháp lý : các Luật tạo thuận lợi cho thành lập doanh nghiệp mới và
THƯƠNG VIỆT NAM.
2.1.3 Tình hình họat động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).
Việt Nam (Vietcombank).
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn.
Trong năm 2007, hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần đã phát triển đột phá về quy mô hoạt động cũng như năng lực cạnh. Những biến động của thị trường tài chính tiền tệ năm 2007 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của VCB. Tuy nhiên, với những nỗ lực kết thúc năm 2007 NH đã thu hút được 175.436 tỷ quy đồng,(tăng 17.2% so với năm 2006). Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 144.810 tỷ quy đồng, chiếm 82.5% so với tổng vốn huy động. Vốn huy động đạt 71.975 tỷ đồng, vốn huy động ngoại tế đạt 72.150 tỷ quy đồng (tăng 29% so với năm 2006).
Sang năm 2008, là năm cả thế giới chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng chính sách tiền tệ thặt chặt, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán. Mặt bằng lãi suất chung tăng cao làm cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, với chính sách lãi suất linh hoạt, sự đa dạng về các sản phẩm huy động vốn, tổng vốn huy động của VCB năm 2008 vẫn tăng trưởng ở mức 9,9%, tổng vốn huy động tại thời điểm 31/12/2008 đạt 196,507 tỷ đồng, trong đó vốn huy động từ nền kinh tế đạt 159.989 tỷ đồng (tăng 10,5% so với kế hoạch), tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ dân cư đạt 15,44% cao hơn hẳn tốc độ tăng của năm 2007 (8,09%).
Năm 2009, trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, ngay từ đầu năm Ban lãnh đạo VCB đã quán triệt trong toàn hệ thống coi công tác huy động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và xuyên suốt trong năm. Kết quả cụ thể như sau : Tổng vốn huy động từ hai thị trường ( I và II) cả Vietcombank năm 2009 tăng 17,5%. Huy động từ nền kinh tế
( thị trường I) đạt 169.457 tỷ đồng, tăng 5,9% so với cuối năm 2008. Huy động VND từ khách hàng tăng 18,8% so với năm trước. Trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt, huy động vốn tiền gửi của dân cư vẫn tăng trưởng khá tốt (+ 34,5%) là nhờ vào các chương trình huy động vốn trải đều trong năm, và sự cố gắng nỗ lực của hầu hết các chi nhánh trong hệ thống.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Vietcombank Việt Nam từ 2007-2009
Đơn vị : tỷ đồng VND
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền Số tiền % so với 2007 Số tiền % so với 2008 Huy động từ nền KT 144.810 159.98 9 +10,5% 169.457 +5,9% 1. Theo loại hình - TG KKH 72.645 52456 -27,8% 47.256 -9,9% - TG CKH 64.666 101.11 8 +56,4% 117.061 +15,8% - TG VCD+ kí quỹ 4.276 3.492 -18,3% 3.554 +1,8% 2.Theo đối tượng
- TG TCKT 98.035 99.144 +1,13% 92.107 -7,1% - TG dân cư 43.554 57.242 +31,4% 76.965 +34,5% - TG dân cư 43.554 57.242 +31,4% 76.965 +34,5% 3. Theo tiền tệ - VND 71.243 86.011 +20,7% 102.774 +18,8% - Ngoại tệ quy VND 72.150 73.977 +2,53% 66.684 -9,8%
Sở dĩ đạt được thành công như vậy là do VCB đã đưa ra các chính sách hợp lí, sử dụng kết hợp biện pháp kinh tế với biện pháp tâm lí và biện pháp kĩ thuật, luôn bám sát và phân tích diễn biến lãi suất trên thị trường để điều hành lãi suất huy động phù hợp với mặt bằng lãi suất chung nhằm thu hút số lượng khách hàng nhiều nhất.
2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn.
Cho vay nền kinh tế.
Sự ổn định trong công tác huy động vốn đã góp phần tạo ra nền tảng vững chắc đối với hoạt động cho vay của VCB. Với nguồn vốn tăng trưởng mạnh và nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ tín dụng, tốc độ phát triển cho vay của NH luôn ở mức cao.
Hoạt động tín dụng của VCB trong năm 2008 chịu nhiều tác động bất lợi của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế. Tổng dư nợ tín dụng tại thời điểm 31/12/2008 đạt 112.793 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm 2007 và đạt 100,6% kế
hoạch. Dư nợ tín dụng của riêng Ngân hàng tại 31/12/2008 đạt 111.642 tỷ quy đồng, tăng 15,6% so với cuối năm 2007. Trong đó dư nợ với DNNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất 52.919 tỷ quy đồng (chiếm 46,9%) tăng 2,3% so với năm 2007, có xu hướng mở rộng tín dụng với các đối tượng khác năm 2008 tăng 7.281 tỷ đồng (tăng 57,6% so với năm 2007). Dư nợ với Cty TNHH, HTX và Cty tư nhân, cá nhân cũng tăng lên riêng dư nợ với DN có vốn đầu tư nước ngoài lại giảm 17,4% (giảm 2.036 tỷ đồng). Dư nợ đối với cho vay ngắn hạn, trung dài hạn cũng đều có xu hướng tăng lên. Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 7.666 tỷ đồng (tăng 14,8%), dư nợ cho vay trung hạn tăng 3.998 tỷ đồng (tăng 41,8%), dư nợ cho vay dài hạn tăng 3.498 tỷ đồng (tăng 9,65%).
Bước sang năm 2009, đây là một năm đầy khó khăn và thử thách đối với các họat động của các NHTM. Tuy nhiêm, trong bối cảnh đó họat động tín dụng của VCB vẫn hoàn thành vượt kế hoạch, dư nợ tín dụng đạt 141.621 tỷ quy đồng, tăng 25,6% so với năm 2008 (kế hoạch giao là tăng 18% so với năm 2008). Dư nợ với DNNN vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ, đạt 56.229 tỷ đồng (tăng 6,3% so với năm 2008), dư nợ tín dụng với đối tượng khác chiếm tỷ trọng cao thứ 2 đạt 32.036 tỷ đồng (tăng 60,8% so với năm 2008). Dư nợ với Cty TNHH, HTX và Cty tư nhân, cá nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng lên đáng kể. Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 14.362 tỷ đồng (tăng 24,2%), dư nợ cho vay trung hạn tăng 4.603 tỷ đồng (tăng 33,9%), dư nợ cho vay dài hạn tăng 9.863 tỷ đồng (tăng 24,3%). Ta thấy trong dư nợ thì dư nợ cho vay trung dài hạn có xu hướng tăng mạnh điều đó sẽ giúp ngân hàng ổn định nguồn vốn lưu động hơn.
Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Vietcombank thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành Ngân hàng (37,7%), nhưng vẫn đảm bảo được sự cân bằng giữa an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng.
Đơn vị: tỷ đồng VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 % so với năm 2007 Năm 2009 % so với năm 2008 Dư nợ cho vay 97.631 112.79
3
+5,5% 141.621 +25,6%