- Cải cách pháp lý : các Luật tạo thuận lợi cho thành lập doanh nghiệp mới và
1. Theo đối tượng KH
2.2.4 Tình hình dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN.
Kể từ năm 2006, sau khi xác định đối tượng DNVVN là nhóm khách hàng tiềm năng, VCB ngày càng có những chính sách quan tâm tới đối tượng này. Do đó dư nợ tín dụng của VCB với DNVVN ngày càng tăng. Năm 2008, dư nợ tín dụng với DNVVN đạt 28.311 tỷ đồng, chiếm 25,1% tổng dư nợ, tăng 5.856 tỷ đồng (tăng 26,1%) so với năm 2007. Sang năm 2009, dư nợ tín dụng với DNVVN đạt tới 38.237 tỷ đồng, chiếm 27% tồng dư nợ của VCB, tăng 9.926 tỷ đồng (tăng 35,1%) so với năm 2008.
Bảng 2.8: Dư nợ tín dụng của Vietcombank với DNVVN từ 2007-2009.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng dư nợ 97.631 112.793 141.621
Dư nợ tín dụng với DNVVN 22.455 28.311 38.237
Tỷ trọng (%) 23% 25,1% 27%
Mức tăng dư nợ tín dụng với DNVVN 4.879 5.856 9.926 Tốc độ tăng dư nợ tín dụng với
DNVVN
25% 26,1% 35,1%
Cơ cấu dư nợ cho vay với DNVVN theo thời hạn.
Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo thời hạn của Vietcombank từ 2007-2009.
Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Sốtiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ DNVVN 22.455 100% 28.311 100% 38.237 100% Dư nợ NH 16.341 75% 20.567 73% 27.454 71,8% Dư nợ TDH 6.114 25% 7.744 27% 10.783 28,2%
Ta thấy cho vay ngắn hạn đối với DNVVN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay (trên 70%). Điều đó chứng tỏ các DNVVN mới chỉ tiếp cận được nguồn tín dụng ngắn hạn. Các khoản cho vay ngắn hạn của VCB đối với DNVVN chủ yếu phục vụ nhu cầu tăng vốn lưu động của các doanh nghiệp.
Dư nợ tín dụng ngắn hạn: Năm 2008 đạt 20.567 tỷ đồng, tăng 4.226 tỷ đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng 25,9%. Đến năm 2009, dư nợ tín dụng ngắn hạn với DNVVN tiếp tục tăng, đạt 27.454 tỷ đồng tăng 6.887 tỷ đồng, tốc độ tăng là 33,5%. Có được mức tăng trưởng như vậy là do trong những năm qua VCB đã đặc biệt quan tâm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động, đảm bảo sự luân chuyển vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN.
Dư nợ tín dụng trung dài hạn: Năm 2008 dư nợ tín dụng trung dài hạn đạt 7.744 tỷ đồng, tăng 1.630 tỷ đồng (tăng 26,7%) so với năm 2007. Năm 2009, tiếp tục tăng thêm 3.039 tỷ đồng, tốc độ tăng 39,2% so với năm 2008. Mặc dù có xu hướng tăng, nhưng dư nợ tín dụng trung và dài hạn còn chiếm tỷ trọng nhỏ, tình hình này phản ánh đúng đặc điểm hoạt động của DNVVN là chu chuyển vốn ngắn hạn, vòng quay
vốn nhanh cũng như đặc điểm của ngân hàng thương mại là nguồn vốn huy động được và sử dụng cho vay chủ yếu là nguồn ngắn hạn.
Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế.
Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ DNVVN 22.455 100 28.311 100 38.237 100 DN QD 12.350 55 13.589 48 13.765 37 DN NQD 10.105 45 14.722 52 24.472 63
Trong 3 năm qua đã có một sự chuyển dịch cơ cấu tín dụng với DNNQD và DNQD, theo chiều hướng tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNNQD và giảm tỷ trọng đối với DNQD.
Dư nợ đối với DNQD: Năm 2008 là 13.589 tỷ đồng, chiếm 48% tổng dư nợ DNVVN, tăng 1.239 tỷ đồng với tốc độ tăng 10% so với năm 2007. Năm 2009, dư nợ với DNQD tăng 176 tỷ đồng (tương ứng 1,3%) so với năm 2008, dư nợ đạt 13.765 tỷ đồng chiếm 37% tổng dư nợ DNVVN. Ta thấy dư nợ DNQD các năm đều tăng, tuy nhiên đang có xu hướng giảm đi.
Dư nợ đối với DNNQD: Trong ba năm, dư nợ đối với DNNQD đã có sự tăng mạnh cả về dư nợ và tỷ trọng. Năm 2008, đạt 14.722 tỷ đồng tăng 4.617 tỷ đồng, tốc độ tăng cao 45,7% so với năm 2007, nâng tỷ trọng từ 45% (năm 2007) lên 52%. Đến năm 2009, dư nợ tiếp tục tăng lên 24.472 tỷ đồng tăng tỷ trọng trong tổng dư nợ DNVVN lên 63%, tăng 9.750 tỷ đồng (tăng 66,2%) so với năm 2008. Nguyên nhân của việc tăng này là do sự nỗ lực rất lớn của VCB trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho sự phát triển đồng đều giữa các lĩnh vực ngành nghề. Hơn nữa, do các DNVVN ngoài quốc doanh ngày càng làm ăn có hiệu quả nên được VCB ưu tiên mở rộng cho vay.