2.1.1. Vị trí địa lý của huyện Yên Dũng
Yên Dũng là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 16 km, cách thành phố Hà Nội 60 km theo quốc lộ 1A và được bao bọc bởi ba con sông là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Huyện có diện tích tự nhiên là 19042 km2
bao gồm 19 xã và 2 thị trấn. Phía Bắc giáp với thành phố Bắc Giang, huyện Lạng Giang; phía Đông giáp với huyện Lục Nam; phía Nam giáp với huyện Quế Võ (Bắc Ninh), huyện Chí Linh (Hải Dương); phía Tây giáp với huyện Việt Yên.
2.1.2. Vị trí địa lý của xã Nham Sơn
Xã Nham sơn nằm ở khu ba tổng của huyện Yên dũng, cách trung tâm huyện 2km, cách thành phố Bắc Giang 14km, có ranh giới hành chính như sau:
Phía Đông giáp với thị trấn Neo và xã Tư Mại Phía Bắc giáp với xã Tân Liễu
Phía Tây giáp với xã Yên Lư
Phía Nam giáp với xã Thắng Cương và sông Cầu
Là xã có dãy núi Nham Biền và có trục đường tỉnh 398 đi qua nên tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Dũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.1.3. Địa hình, địa mạo
Địa hình thấp dần theo hướng từ Bắc sang Nam. Phía Bắc của xã là dãy Nham Biền, sườn núi có độ dốc khá lớn thích hợp trồng các loại cây lấy gỗ và cây ăn quả. Các phần còn lại có địa hình khá bằng phẳng, độ chênh cao không đáng kể thuận lợi cho việc trồng lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên địa hình đồng ruộng của xã cũng khá phức tạp, hệ thống bờ vùng, bờ thửa cũng chưa thật hoàn chỉnh vì thế dễ bị mất nước gây hạn cục bộ ở nơi địa hình cao, còn ở địa hình thấp bị ngập úng cục bộ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
2.1.4. Khí hậu
Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa hè nắng nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô hanh.
* Chế độ nhiệt: Theo số liệu thống kê nhiệt độ trung bình qua các năm thì nhiệt độ trung bình của xã là 23,10C, trong đó tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình 28,90C, thấp nhất là tháng giêng trung bình 12,70C. Biên độ dao động nhiệt độ tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 16,20
C. Nhiệt độ cao tuyệt đối ghi được ở vùng này là 40,20C (tháng 6), thấp tuyệt đối là 5,820C (tháng 1)
* Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.680mm. Mùa mưa tập trung từ tháng 6 đên tháng 9, lượng mưa chiếm 75% tổng lượng mưa cả năm, có những khi cường độ mưa lớn 200 - 300mm/ngày, cá biệt lên tới 713,5mm. Tháng 12 có lượng mưa thấp nhất là 19,6mm. Các tháng còn lại lượng mưa nhỏ khoảng 15 - 20% tổng lượng mưa cả năm. Riêng tháng 12 và tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi
* Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%. Từ tháng 4 đến tháng 9 độ ẩm cao. Vào tháng 8 độ ẩm cao nhất có thể đạt 92%, nhưng từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau độ ẩm thấp chỉ đạt 60% thời tiết khô hanh, độ ẩm thấp, độ bốc hơi cao thường xuất hiện hay gặp hạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Số giờ nắng: Số giờ nắng trung bình cả năm là 1744 giờ, chỉ số này thuộc nhóm tương đối cao, điều này rất thuận lợi để xã thực hiện canh tác 3 vụ/năm.
* Gió: Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Băc thổi từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau mang theo không khí lạnh. Gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10 mang theo không khí nóng. Ở các tháng 4, tháng 5, tháng 6 xuất hiện gió Tây Nam khô nóng song ảnh hưởng không nhiều đến sản xuất nông nghiệp.
Tóm lại: Với nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng dồi dào, khí hậu tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp với nhiều loại cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên hạn chế cơ bản là lượng mưa phân bố theo mùa gây khô hạn vào mùa đông, thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, làm giảm khả năng thâm canh tăng vụ. Do đó cần phải giải quyết tốt khâu thủy lợi và biện pháp thủy nông.
2.1.5. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất:
Theo thống kê điều tra, xã Nham Sơn có diện tích tự nhiên là 1098,34 ha trong đó đất nông nghiệp là 792,45 ha chiếm 72,15%, đất trồng lúa là 448,75 ha chiếm 40,86% tổng diện tích đất tự nhiên. Cơ cấu đất đai của xã được trình bày qua bảng (2.1)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.1 Cơ cấu đất đai của xã Tân Hƣơng
SỐ TT LOẠI ĐẤT Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1098,34 100.00 I. Đất nông nghiệp 792,45 72,15
1 Đất sản xuất nông nghiệp 484,02 44,07
1.1 Đất trồng cây hàng năm 448,75 40,86
Đất trồng lúa 448,75 40,86
1.2 Đất lâm nghiệp 289,57 26,36
Đất rừng sản xuất 289,57 26,36
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 18,86 1,72
II. Đất phi nông nghiệp 297,68 27,10
1 Đất ở 86,82 7,90
1.1 Đất ở tại nông thôn 86,82 7,90
2 Đất chuyên dùng 196,66 17,91
2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,68 0,06
2.2. Đất quốc phòng 34,97 3,18
2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 45,48 4,14
2.4 Đất có mục đích công cộng 115,53 10,52
2.5 Đất tôn giáo tín ngưỡng 2,47 0,22
2.6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5,13 0,47
2.7 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 6,60 0,60
III Đất chƣa sử dụng 8,21 0,75
Đất bằng chưa sử dụng 8,21 0,75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng toàn xã có các loại đất chính sau:
- Đất đồi núi (thuộc dãy Nham Biền) đã bị rửa trôi nặng, bạc màu, nghèo dinh dưỡng, loại này chiếm 1/3 tổng diện tích đất tự nhiên của xã.
- Đất bạc màu trên phù sa cổ, loại này chiếm phần lớn diện tích đất của xã với tính chất nghèo dinh dưỡng, pHKCL từ 4 - 6, khá thích hợp cho việc trồng lúa, lạc, đậu tương và cây trồng ngắn ngày khác.
- Đất dốc tụ tại các chân núi và thung lũng có nguồn gốc feralit, với tính chất giàu dinh dưỡng, pHKCL từ 5 - 7 khá thích hợp cho việc trồng cây ăn quả và cây ngắn ngày khác [1].
* Tài nguyên nước:
- Nguồn nước mặt: Chủ yếu lấy từ sông Cầu qua các trạm bơm và các kênh mương để phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn có hệ thống ao hồ nằm rải rác trên địa bàn xã.
- Nguồn nước ngầm: Tầng khá nông, dễ khai thác, chất lượng tốt chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt và một phần sản xuất.
* Tài nguyên nhân văn: Theo số liệu thống kê trên địa bàn xã năm 2012 dân số xã Nham Sơn là 5.695 người và 1.510 hộ
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội xã Nham Sơn 2.2.1. Tình hình phát triển các ngành kinh tế 2.2.1. Tình hình phát triển các ngành kinh tế
- Ngành trồng trọt: Trong những năm 2009 - 2010 nhân dân trong xã đã tiến hành trồng các loại cây màu có hiệu quả cao, tăng diện tích cấy lúa 2 vụ bằng những giống lúa thuần, lúa lai có năng suất cao, đặc biệt là vụ chiêm xuân 2010 đã có 100% diện tích cấy lúa thuần và lúa lai, năng suất đạt trên 55 tạ/ha, sản lượng lương thực đạt trên 3.540 tấn.
- Ngành chăn nuôi: Trong những năm qua giá cả thị trường có nhiều biến động, đầu tư vào thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, dịch cúm gia cầm và các loại dịch bệnh khác diễn biến phức tạp nhưng tình hình chăn nuôi của xã vẫn giữ được thế ổn định. Trong xã xuất hiện một số mô hình chăn nuôi trang trại có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hiệu quả. Nhiều hộ đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm từ hàng trăm đến hàng nghìn con, đạt thu nhập từ chăn nuôi lên tới 20 - 30 triệu đồng/năm. Năm 2010 đàn trâu bò có 882 con, đàn lợn 7815 con, đàn gia cầm 50.000 con. Thu nhập từ chăn nuôi đạt 9,5 tỷ đồng.
- Về lâm nghiệp, vườn đồi: Năm 2010 đã trồng mới 189 ha rừng và gần 40.000 cây phân tán chủ yếu là thông, bạch đàn, keo. Kinh tế vườn rừng chưa thực sự đạt hiệu quả kinh tế cao, tổng thu nhập từ vườn rừng mới chỉ đạt 2 tỷ đồng.
2.2.2. Lao động, việc làm
Nham Sơn có một lực lượng lao động sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp khá lớn. Số người trong độ tuổi lao động là 1.429 người chiếm 25,09% tổng số người trong toàn xã. Phần lớn lực lượng lao động đang làm trong lĩnh vực nông nghiệp, còn lại một số bộ phận lao động đang làm ở một số ngành nghề tại địa phương như nghề cơ khí nhỏ, làm mộc, xây dựng… Một bộ phận khác là các hộ kinh doanh, làm nghề tại gia đình. Nhìn chung lực lượng lao động của xã chưa được đào tạo cơ bản, chỉ làm việc theo kinh nghiệm kiểu truyền thống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
CHƢƠNG III
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng một số thảm cỏ và mức độ khai thác hiện nay trong xã Nham Sơn. Đó là:
- Thảm cỏ ven sông. - Thảm cỏ ven suối.
- Thảm cỏ trong bãi bằng ven đê. - Thảm cỏ trên đồi.
- Thảm cỏ dưới tán rừng trồng Keo.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 7/2013 đến tháng 5/2014 Về không gian: Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang với mục đích là đánh giá thực trạng và xu hướng biến đổi của một số thảm cỏ phục vụ cho chăn nuôi đại gia súc.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Điều tra về khí hậu, thủy văn, đất đai, các kiểu thảm thực vật. Từ đó phân chia ra các tiểu vùng sinh thái.
Ở tất cả các điểm nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra về thành phần loài, dạng sống, năng suất của một số thảm cỏ. Đánh giá thực trạng và xu hướng biến đổi của các loài thực vật trong thảm cỏ. Từ đó đề xuất phương hướng sử dụng thảm cỏ một cách hợp lý.
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Theo yêu cầu nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.3.1. Điều tra cơ bản vùng nghiên cứu qua số liệu thứ cấp tại địa phƣơng
Thu thập số liệu vùng nghiên cứu từ các cơ quan chức năng của xã Nham Sơn và huyện Yên Dũng về: Dân số, đất đai, khí hậu, thủy văn, mùa vụ, các kiểu thảm thực vật và tình hình chăn nuôi gia súc.
3.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên
3.3.2.1. Lập tuyến điều tra
Chúng tôi phân chia vùng nghiên cứu ra làm nhiều điểm căn cứ vào địa hình, đất đai, thảm thực vật, mức độ sử dụng khác nhau để xác định các sinh cảnh chính cần giám sát, đánh giá và thu mẫu thực vật theo tuyến đi. Lập 2 tuyến đi cắt qua các sinh cảnh đó là:
Tuyến 1: Hướng Tây Bắc từ thôn Minh Phượng - Kem đi qua thảm cỏ dưới tán rừng trồng keo, thảm cỏ ven suối, thảm cỏ trên đồi.
Tuyến 2: Hướng Đông Nam từ thôn Minh Phượng - Đông Hương đi qua thảm cỏ dưới tán rừng trồng Keo, thảm cỏ trên đồi, thảm cỏ ven sông, thảm cỏ bãi bằng chân đê.
3.3.2.2. Điều tra nghiên cứu theo ô tiêu chuẩn
Ngoài nghiên cứu trên tuyến đi, chúng tôi còn tiến hành lập các ô tiêu chuẩn để thống kê thành phần loài, đánh giá về độ đầy của loài trong quần xã, nghiên cứu về năng suất của thảm thực vật, quan sát và ghi chép các loài thực vật.
Ô tiêu chuẩn được bố trí theo tuyến điều tra trên các địa hình khác nhau và hiện trạng thảm thực vật, với diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 1m2. Tại mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành thống kê thành phần loài, dạng sống và cắt toàn bộ cỏ trong ô để tính năng suất theo phương pháp của Hoàng Chung (2008) [9]. Chúng tôi chỉ lập các ô tiêu chuẩn tại các vùng có địa hình và thảm thực vật đặc trưng, mỗi kiểu thảm làm 3 ô tiêu chuẩn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.3.2.3. Điều tra trong dân
Trực tiếp gặp một số gia đình có chăn nuôi gia súc hỏi về cây cỏ gồm: Tên Việt Nam, dạng sống môi trường, độ nhiều, bộ phận sử dụng, hình thức khi sử dụng.
3.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 3.3.3.1. Xác định tên khoa học của mẫu thực vật
Để xác định tên khoa học của các mẫu, chúng tôi sử dụng khóa phân loại hiện hành của tác giả Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001, 2003, 2005) [2], Lê Khả Kế (1969, 1975), Phạm Hoàng Hộ (1993) và một số tài liệu liên quan đến phân loại.
3.3.3.2. Xác định dạng sống
Để xác định dạng sống, chúng tôi sử dụng bảng phân loại dạng sống của từng loài theo phương pháp của Hoàng Chung (1980) [5].
3.3.3.3. Nghiên cứu năng suất cỏ
Để xác định sinh khối, chúng tôi sử dụng phương pháp của Hoàng Chung (2008) [9]. Chúng tôi tiến hành cắt mẫu sát mặt đất tại mỗi điểm nghiên cứu. Mẫu được cắt gồm cả phần sống và phần chết, riêng phần sống được chia theo các nhóm: Hòa thảo, họ Cói, cây họ Đậu, Cây bụi nói chung… Phần sống là toàn bộ phần còn xanh được cân khi tươi và cả khi phơi khô, sau đó tính giá trị trung bình. Phần chết gồm toàn bộ phần cành và lá đã chết (kể cả những phần còn trên cây và phần đã rơi rụng xuống đất).
3.3.3.4. Phân tích mẫu đất
- Xác định độ pHKCL theo phương pháp đo bằng máy pHmeter: Cho vào bình thủy tinh 5g đất đã qua rây 1mm, sau đó thêm vào 25ml KCl (1N), lắc trong 10 phút rồi ngâm qua đêm, lắc lại và đo trên máy Meter đọc trị số pH ở trên máy.
- Xác định hàm lượng mùn (%) theo phương pháp Tiurin: Cân 0,2g đất đã qua rây 0,25mm cho vào bình tam giác 100ml, sau đó cho thêm 5ml dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dịch K2Cr2O7 (0,4N) lắc nhẹ, cắm phễu con trên miệng bình để ngưng lạnh. Sau đó đặt bình trong nồi Parafin, đun sôi dung dịch trong bình 5 phút ở nhiệt độ 170 - 1800C trên bếp điện cho đến khi dung dịch không còn màu xanh. Để nguội dung dịch rồi đổ vào bình tam giác, dùng một ít nước cất chia làm 2 - 3 lần tráng phễu và bình rồi đổ vào bình tam giác. Thêm 1ml H3PO4 và 8 giọt chỉ thị màu Fenylantranyn, sau đó dùng dung dịch muối Mo chuẩn độ lượng Kali Bicrômmat thừa đến lúc dung dịch biến đổi sang màu xanh và tính kết quả.
- Xác định hàm lượng đạm tổng số (N%) theo phương pháp Kjeldahl: Đem mẫu đất đã được công phá chưng cất Kjeldahl với thời gian 20 - 30 phút thu được dung dịch màu tím đỏ, sau đó chuẩn độ bằng NaOH 0,02N, dung dịch từ tím đỏ chuyển sang màu lục và tính kết quả.
- Xác định lượng lân tổng số (P2O5) theo phương pháp quang phổ hấp phụ: Lấy 5ml dung dịch mẫu sau khi đã công phá cho vào bình thủy tinh, chỉnh độ pH đến 7 bằng dung dịch NaOH 10% sau đó thêm 10ml dung dịch H2SO4 5N, thêm 1,25ml dung dịch Amonimolipdat 2% và 3ml dung dịch axit Ascobic 1N. Đun cách thủy trên bếp khi cường độ màu lớn nhất để nguội đến nhiệt độ