Những nghiên cứu về năng suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và xu hướng biến đổi của một số thảm cỏ tại xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 27 - 28)

Năng suất sinh học là một đặc điểm quan trọng của hệ sinh thái. Năng suất sinh học có ý nghĩa lớn nhất trong nghiên cứu về quy trình trao đổi chất và năng lượng. Tất cả các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái đều có quan hệ mật thiết với quá trình tạo thành và biến đổi của sản phẩm sinh học. Thông qua việc nghiên cứu năng suất đồng cỏ để tính sản lượng cỏ cung cấp trong năm trên đơn vị diện tích của một vùng đất nhất định, từ đó có kế hoạch phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc theo các hướng khác nhau.

Cuối thế kỷ XX những công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu phần trên mặt đất hoặc là số lượng các chất hữu cơ ở trạng thái sống và chết, sự tăng trưởng của nó, phần chết hàng năm, thảm mục… Nghiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cứu năng suất sinh học của các thảm cỏ vùng Đông Nam Á có Ogawa và cộng sự (1961), Iwaki và cộng sự (1964, 1969), Iwaki (1979). Riêng nghiên cứu cả phần dưới mặt đất của đồng cỏ thì có tác giả: Baranopskaia (1954), Krưm (1960), Xemnop (1966), Kharitonop (1967), Gawood (1968) [7].

Ở Việt Nam từ năm 1960 đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về năng suất cỏ được tiến hành trong các quần xã cỏ trồng (chăn thả hay đồng cỏ cắt). Những nghiên cứu trên đồng cỏ tự nhiên này chỉ tập trung ở một số cây có giá trị kinh tế cao như các tác giả: Dương Hữu Thời (1981), Nguyễn Đăng Khôi, Nguyễn Hữu Hiến (1985).

Hoàng Chung (1981, 2002, 2004), Hoàng Chung và cộng sự (2003) nghiên cứu năng suất các quần xã vùng núi Bắc Việt Nam đã nghiên cứu cả phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất. Từ những nghiên cứu đó ông đã rút ra kết luận: “Trong các thảm thuộc thảo (savan - đồng cỏ) của miền Bắc Việt Nam, năng suất sinh học tăng lên dần theo trình tự: Đồng cỏ á thảo nguyên - savan - đồng cỏ”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và xu hướng biến đổi của một số thảm cỏ tại xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 27 - 28)