Đồng cỏ phía Bắc Việt Nam chủ yếu là có nguồn gốc thứ sinh do hoạt động khai phá rừng mà thành nên diện tích đồng cỏ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm bãi chăn thả, trồng cây lương thực, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng rừng…
Trên thực tế hiện nay, tại các vùng có sử dụng đồng cỏ vào mục đích chăn nuôi hầu như chưa có phương thức sử dụng hợp lý, khai thác một cách cạn kiệt làm cho thảm cỏ ngày càng thoái hóa mạnh. Cho đến nay những nghiên cứu về sử dụng đồng cỏ vẫn còn mới mẻ, tài liệu còn ít.
Những công trình nghiên cứu về sử dụng hợp lý đồng cỏ rải rác ở một số công trình như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nguyễn Vũ Hùng, Bùi Văn Minh (1968) có nghiên cứu và sử dụng luân phiên đồng cỏ ở Ba Vì và đề nghị chia thành 6 ô và mùa hè sử dụng 5 ô. Trong một đàn gia súc số lượng nên là 100 - 150 con, diện tích đồng cỏ 50 - 80 ha.
Võ Văn Trị (1983) đã chia đồng cỏ trồng ra làm những ô nhỏ, sự luân phiên mùa hè theo ông có khoảng cách 40 - 50 ngày, mùa đông là 60 ngày
Dương Hữu Thời (1981) có đề cập đến một số vấn đề sử dụng hợp lý như: Luân phiên đồng cỏ, trồng cỏ, diệt trừ cây bụi [32].
Hoàng Chung (1988) nghiên cứu về vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ Bắc Việt Nam. Trên cơ sở tương đối đầy đủ những tư liệu về đồng cỏ vùng này ông đã chia đồng cỏ Bắc Việt Nam thành 3 hệ thống (3 loại theo độ dốc): Loại 1: đồng cỏ có độ dốc sườn dao động từ 0 - 7 độ; loại 2: đồng cỏ có độ dốc sườn dao động từ 7 - 25 độ; loại 3: đồng cỏ có độ dốc sườn dao động từ 25 - 30 độ trở lên. Từ việc phân chia này ông đã đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lý đồng cỏ ở từng nhóm. Vấn đề cải tạo đồng cỏ Bắc Việt Nam ông đã đề cập đến hai vấn đề lớn: Cải tạo môi trường sống, cải tạo lớp đất mặt. Qua những nghiên cứu trên ông đã đề xuất một số ý kiến về vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ của vùng núi Bắc Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
CHƢƠNG II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU