Thành phần dạng sống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và xu hướng biến đổi của một số thảm cỏ tại xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 56 - 59)

Bảng 4.5. Những dạng sống chính của thực vật trong thảm cỏ ven suối

TT Kiểu dạng sống Số

lƣợng Tỷ lệ %

1 Kiểu 1: Cây gỗ 4 11,76

2 Kiểu 2: Cây bụi 4 11,76

3 Kiểu 3: Cây bụi thân bò 1 2,94

4 Kiểu 4: Cây bụi thân nhỏ 0 0

5 Kiểu 5: Cây bụi nhỏ thân bò 0 0

6 Kiểu 6: Cây nửa bụi 4 11,76

7 Kiểu 7: Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái 1 2,94

8 Kiểu 8: Cây có chồi mọc từ rễ 1 2,94

9 Kiểu 9: Cây thảo sống lâu năm, có hệ rễ cái, có thân rễ ngắn 0 0

10 Kiểu 10: Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm 4 11,76

11 Kiểu 11: Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò 2 5,88

12 Kiểu 12: Cây thảo mọc thành búi thưa, sống lâu năm 3 8,82

13 Kiểu 13: Cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm 1 2,94

14 Kiểu 14: Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài 3 8,82

15 Kiểu 15: Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò 1 2,94

16 Kiểu 16: Cây thảo một năm có rễ cái 4 11,76

17 Kiểu 17: Cây Thảo một năm có hệ rễ cái, có thân bò 0 0

18 Kiểu 18: Cây thảo một năm có hệ rễ chùm 1 2,94

Tổng số loài 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tại thảm cỏ ven suối chúng tôi thu được 34 loài thuộc 14 dạng sống khác nhau. Trong đó dạng sống có 4 loài là Cây gỗ (thuộc kiểu 1), Cây bụi (thuộc kiểu 2), Cây nửa bụi (thuộc kiểu 6), Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm (thuộc kiểu 10), Cây thảo một năm có rễ cái (thuộc kiểu 16). Nhóm dạng sống này chiếm 58,82% tổng số loài, gồm các loài: Thàu táu (Aporosa dioica), Dẻ gai (Castanopsis boisii), Thành ngạnh nam (Clatoxylum cochinchinensis), Xoan (Melia azedarach), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Bọt ếch (Glochidion amottianum), Phèn đen (Phyllanthus reticulate), Đại bi (Blummea balsamifera), Ké hoa đào (Urena lobata), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Cỏ lào (Chomolaena odorata), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Củ gấu (Cyperus esculentus), Cỏ bạc đầu (Kyllinga monocephara), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum), Cỏ đĩ (Sigesbeckia orientalis), Muồng lạc (Cassia tora).

Nhóm dạng sống có 3 loài là Cây thảo mọc thành búi thưa, sống lâu năm (thuộc kiểu 12), Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài (thuộc kiểu 14). Nhóm kiểu dạng sống này chiếm 17,64% tổng số loài, gồm các loài: Cỏ chân nhện (Digitaria abludens), Cỏ lông lợn (Fimbristylis dichotoma), Cỏ đắng (Papaslum scrobiculatum), Dương xỉ vảy (Dryopteris intergriloba), Guột (Dicranopteris linearis), Rau dớn (Diplazium esculentum).

Dạng sống có 2 loài là Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò (thuộc kiểu 11). Dạng sống này chiếm 5,88% tổng số loài, gồm các loài: Cỏ lá tre (Centosteca), Bòng bong leo (Lygodium flexuosum).

Nhóm kiểu dạng sống có 1 loài là Cây bụi thân bò (thuộc kiểu 3), Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái(thuộc kiểu 7), Cây có chồi mọc từ rễ (thuộc kiểu 8), Cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm (thuộc kiểu 13), Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò (thuộc kiểu 15), Cây thảo một năm có hệ rễ chùm (thuộc kiểu 18). Nhóm kiểu dạng sống này chiếm 17,64% tổng số loài, gồm các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

loài: Móng bò (Bauhinia alba), Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Lau (Sacccharum arundinaceum), Cỏ mật (Paspalum conjugatum), Cỏ gà (Cynodon dactylon).

4.2.2.3. Khối lƣợng thực vật

Khối lượng thảm cỏ ven suối được chúng tôi nghiên cứu và đánh giá sơ bộ vào tháng 9 năm 2013, kết quả được trình bày trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Khối lƣợng thực vật trong thảm cỏ ven suối (g/m2

) Nhóm cỏ (Phần sống) Khối lƣợng tƣơi Tỷ lệ % Khối lƣợng khô Tỷ lệ % Tỷ lệ % khô/tƣơi Hòa thảo 439 70,35 166 71,55 37,81 Thân 263 42,15 105 45,26 132 21,15 45 19,40 Hoa 44 7,05 16 6,89 Dƣơng xỉ 120 19,23 42 18,10 35,00 Thân 50 8,01 23 9,91 Lá 70 11,22 19 8,19 Cây bụi 65 10,42 24 10,35 36,92 Thân 50 8,01 19 8,19 15 2,41 5 2,16 Tổng cộng 624 100 232 100 37,18 Phần chết 76 10,85 65 21,9 85,5

Qua số liệu của bảng trên chúng ta thấy: Khối lượng tươi của thảm cỏ ven suối đạt 624g/m2

trong đó khối lượng của nhóm Hoà thảo đạt 439g/m2 chiếm tỷ lệ cao nhất là 70,35%, thấp nhất là khối lượng của nhóm Cây bụi đạt 65g/m2 chiếm 10,42%.

Tỷ lệ thân, lá và cơ quan sinh sản có sự chênh lệch rõ rệt trong các nhóm, trong đó nhóm Hòa thảo thân gấp đôi lá, Cây bụi thân chiếm tỷ lệ gấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hơn 3 lần lá, còn cơ quan sinh sản chiếm 7,05% ở Hòa thảo. Nguyên nhân là do thảm cỏ nơi đây rất gần nguồn nước nên chiều cao của cây cỏ tăng lên nhanh, thân phát triển mạnh. Riêng nhóm Dương xỉ lá cao hơn thân.

Phần chết của thảm cỏ có khối lượng thấp đạt 76g/m2

tươi chiếm 10,85% của tổng khối lượng thực vật trên m2. Nguyên nhân là do thảm cỏ ở đây có sự chăn thả gia súc ít, ít chịu sự dẫm đạp của gia súc nhiều.

Tỷ lệ khô/tươi trung bình là 37,18%, ít biến đổi ở các nhóm cỏ. Phần chết tươi đạt 76 g/m2

chiếm 10,85% tổng khối lượng thực vật trên m2. Khô đạt 21,9%, tỷ lệ khô/tươi là 85,5% lớn gấp hơn 2,5 lần so với phần sống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và xu hướng biến đổi của một số thảm cỏ tại xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)