Humbon (1805) là người đầu tiên đặt cơ sở cho môn địa lý thực vật đề nghị phân loại thực vật theo hình dạng bên ngoài và đã xác định được 19 dạng thực vật như Hòa thảo, Dương xỉ, Dây leo… Sau Humbon kiểu phân loại như vậy được hàng loạt các nhà nghiên cứu tiến hành. Cùng với thời gian đó, người ta đã không chỉ dùng dấu hiệu bên ngoài mà cả tổ chức cơ thể thực vật để phân loại. Từ đó đã hình thành khái niệm dạng sống của cơ thể thực vật. Người đầu tiên đề cập đến khái niệm này là Warming (1901). Ông sử dụng các đặc điểm sinh vật học như: Đặc điểm chồi, những phương thức sinh sản, sự kéo dài đời sống, sự phát triển… để nghiên cứu và phân chia dạng sống của thực vật thuộc thảo thuộc vùng ôn đới.
Drude (1913), Raunkiner (1905, 1934) khi phân chia dạng sống đã sử dụng vị trí của chồi và khả năng tồn tại trong điều kiện bất lợi làm tiêu chuẩn để phân chia [7]. I.K. Patsoxki (1915) chia thảm thực vật thành 5 nhóm: Thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vật thường xanh, thực vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi, thực vật có thời kỳ sinh trưởng phát triển ngắn, thực vật có thời kỳ sinh trưởng và phát triển lâu năm. Braun Blanquet (1951) đánh giá cách mọc của thực vật dựa vào tính liên tục hay đơn độc của loài chia thành 5 thang: Mọc lẻ, mọc thành vạt, mọc thành dải nhỏ, mọc thành vạt lớn và mọc thành khóm lớn.
Đối với cây thuộc thảo phân loại dạng sống được Cannon thực hiện (1911), ở Liên Xô (cũ) có G.N. Vưsoxki (1915), L.T. Kadakevich (1922), V.r. Villiams (1922)… Đặc biệt trong phân loại dạng sống thực vật của T.Isatrenko (1954), I.V. Brixova (1960, 1961)… đã sử dụng những đặc điểm cấu trúc phần dưới đất. Dodulin (1959), Xêbêbriacôp cũng đã đưa ra một số hệ thống tương tự. Nhưng dạng sống hoàn thiện hơn cả cho Hòa thảo có lẽ là của Gôlubép (1957, 1962, 1968) [7].
Ở Việt Nam có Doãn Ngọc Chất (1969) có nghiên cứu dạng sống của một số loài họ Hòa thảo. Hoàng Chung và các cộng sự (2002) thống kê thành phần dạng sống cho loại hình đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam đã đưa ra 18 kiểu dạng sống cơ bản và bảng phân loại kiểu đồng cỏ, savan, thảo nguyên của miền Bắc Việt Nam. Bảng phân loại dạng sống của đồng cỏ Bắc Việt Nam của ông dựa trên nguyên tắc phân loại của Gôlubép (1962, 1968) [7].
Bảng 1.1 Những dạng sống chính của thực vật đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam
(không tính các loài cây trồng)
TT Kiểu dạng sống % loài trong tổng số loài chung của vùng Đông Bắc % loài trong tổng số loài chung của vùng Tây Bắc 1 Kiểu 1: Cây gỗ 8.8 6.2
2 Kiểu 2: Cây bụi 9.3 9.3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4 Kiểu 4: Cây bụi nhỏ 10.6 9.3
5 Kiểu 5: Cây bụi nhỏ thân bò 0.9 2
6 Kiểu 6: Cây nửa bụi 4.6 4.2
7 Kiểu 7: Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái 4.2 4.2
8 Kiểu 8: Cây có chồi mọc từ rễ 0.9 1
9 Kiểu 9: Cây thảo sống lâu năm có hệ rễ cái có thân rễ ngắn 0.9 0
10 Kiểu 10: Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm 14.4 14.7
11 Kiểu 11: Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò 2.3 4.2
12 Kiểu 12: Cây thảo mọc thành búi thưa, sống lâu năm 15.7 12.4
13 Kiểu 13: Cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm 4.2 7.3
14 Kiểu 14: Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài 4.2 5.2
15 Kiểu 15: Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò 5.1 7.3
16 Kiểu 16: Cây thảo một năm có rễ cái 6.5 5.2
17 Kiểu 17: Cây thảo một năm có hệ rễ cái, có thân bò 0.4 0
18 Kiểu 18: Cây thảo một năm có hệ rễ chùm 4.2 2
Tổng số
Cây thuộc thảo sống nhiều năm 51.9 56.3
Cây thuộc thảo sống một năm 11 7.2
Cây có hệ rễ cái 49.1 44.5