Thảm cỏ trên đồi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và xu hướng biến đổi của một số thảm cỏ tại xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 90 - 106)

Tại điểm nghiên cứu này chúng tôi thu thập được 67 loài thuộc 24 họ khác nhau. Trong đó họ có số loài cao nhất là họ Lúa có 13 loài chiếm 19,4% tổng số loài, tiếp đến là họ Cúc có 9 loài chiếm 13,43% tổng số loài, sau đó là họ Thầu dầu 6 loài chiếm 8,95% tổng số loài... Đây là thảm cỏ được sử dụng nhiều cho chăn thả trong đó có Cỏ may, Cỏ lá tre, Cỏ tranh, Chè vè là loài chiếm ưu thế. Ở điểm nghiên cứu này có 67 loài được thống kê thì có 34 loài gia súc ăn được chiếm 50,74%, trong đó loài có giá trị chăn thả tốt 15 loài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chiếm 22,38%, loài có giá trị chăn thả kém 15 loài chiếm 22,38%, loài có giá trị chăn thả trung bình 4 loài chiếm 5,97%; còn lại là các loài không có giá trị chăn thả. Tổ hợp thành phần loài đặc trưng cho thảm cỏ trên đồi là các loài thuộc họ Lúa. Nếu đồng cỏ chăn thả nhiều thì thành phần loài, họ sẽ tăng lên nhưng số lượng cá thể của loài lại giảm xuống. Muốn hạn chế thành phần loài mà gia súc không ăn được thì phải bảo vệ đồng cỏ bằng cách chăn thả hợp lý, luân phiên loại bỏ cây rừng, cây thân gỗ.

Về thành phần dạng sống, chúng tôi thống kê được 17 dạng sống khác nhau trong tổng số 18 dạng sống. Trong đó kiểu 2 có số loài cao nhất 9 loài chiếm 13,43%, tiếp đến là kiểu 16, kiểu 10… Từ kết quả nghiên cứu đó chúng tôi nhận thấy thảm cỏ vùng này đang có xu hướng bị cây gỗ và cây bụi xâm lấn, cây thảo 1 năm có hệ rễ cái (kiểu 16) phát triển mạnh có số lượng cá thể lớn càng chứng minh thêm điều đó. Tuy nhiên đa số những loài thuộc kiểu này không có giá trị chăn thả và số lượng cá thể của chúng sẽ tăng dần trong quá trình chăn thả. Nguyên nhân của sự biến động trên là do chăn thả nhiều dẫn đến chiều cao của thảm cỏ giảm, độ phủ giảm, ánh sáng đã lọt nhiều xuống mặt đất làm cho đất bị đốt nóng và dí chặt, khả năng giữ ẩm của đất kém tạo điều kiện cho các loài đặc biệt là cây hạn sinh ưa sáng phát triển mạnh.

Về khối lượng thực vật, chúng tôi thu được 319g/m2

( khối lượng tươi) trong đó Hòa thảo chiếm tỷ lệ cao nhất là 61,13% tổng khối lượng thu được. Do tác động của chăn thả nên chiều cao của thảm cỏ giảm dần chỉ còn từ 3 - 5cm dẫn đến năng suất thấp, đa phần cây cỏ tạo thành thân rễ rút ngắn. Tỷ lệ phần thân thấp hơn so với phần lá là do đất bị dí chặt, nghèo dinh dưỡng, độ ẩm thấp, cây có thân rút ngắn. Từ đó chúng tôi nhận thấy năng suất của cỏ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện sống và mức độ sử dụng khác nhau của con người. Đặc biệt là thời gian chăn thả và cường độ chăn thả đã làm giảm giá trị chăn thả của thảm cỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tóm lại, hiện nay thảm cỏ trên đồi đang bị khai thác nặng và thường xuyên nên chiều cao của thảm cỏ thấp dẫn đến năng suất thấp. Nhóm cây bụi và cây gỗ gia súc không ăn được có xu hướng tăng dần. Để hạn chế thành phần loài mà gia súc không ăn được thì phải bảo vệ đồng cỏ bằng cách chăn thả hợp lý.

4.4.5. Thảm cỏ dƣới tán rừng trồng Keo

Qua điều tra thảm cỏ dưới tán rừng trồng Keo, chúng tôi thống kê được 56 loài thuộc 28 họ khác nhau. Trong đó họ Lúa có số loài cao nhất là 8 loài chiếm 14,28% tổng số loài, tiếp đến là họ Cúc có 6 loài chiếm 10,71% tổng số loài, sau đó là họ Thầu dầu… Tại điểm nghiên cứu này chúng tôi thấy trong số 56 loài thống kê được thì có 21 loài có giá trị chăn thả chiếm 37,5% tổng số loài, trong số đó loài có giá trị chăn thả tốt 8 loài chiếm 14,28%, loài có giá trị chăn thả trung bình 6 loài chiếm 10,71%, loài có giá trị chăn thả kém 7 loài chiếm 12,5%; còn lại là những loài không có giá trị chăn thả. Đây là thảm cỏ mà những loài có giá trị chăn thả chiếm tỷ lệ thấp nên ít được sử dụng cho chăn thả gia súc. Nhìn ngoại mạo của thảm cỏ này chúng tôi thấy cây gỗ và cây bụi chiếm ưu thế, đặc biệt là Guột chúng xuất hiện nhiều và có những chỗ chiếm ưu thế tuyệt đối.

Về thành phần dạng sống, chúng tôi thống kê được 15 kiểu dạng sống khác nhau. Trong đó Cây gỗ (kiểu 1) có số lượng loài lớn nhất 9 loài chiếm 16,07%, sau đó là Cây bụi (kiểu 2) 7 loài chiếm 12,50%, Cây thảo 1 năm có rễ cái (kiểu 16) 6 loài chiếm 10,71%… Từ đó ta thấy thành phần dạng sống của thảm cỏ dưới tán rừng thưa thớt, rừng càng khép tán thì mật độ các loài Hòa thảo càng giảm đi, các dạng sống có giá trị chăn thả trong thảm cỏ tuy vẫn có nhưng số lượng cá thể ít, không đáp ứng được cho chăn thả đại gia súc.

Về khối lượng thực vật, chúng tôi thu được 607g/m2

khối lượng tươi trong đó cây Thuộc thảo đạt khối lượng cao nhất 240g/m2 chiếm 39,54%, còn Hòa thảo chỉ đạt 197g/m2 chiếm 32,45%. Khối lượng của các loài cây nhóm Hòa thảo giảm đi trong khi đó khối lượng của các loài cây Thuộc thảo và Dương xỉ lại tăng lên. Điều đó dẫn đến cấu trúc của thảm cỏ thay đổi làm mất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giá trị chăn thả trong thảm cỏ. Do không được sử dụng nhiều trong chăn thả nên tỷ lệ phần thân lớn hơn phần lá.

Tóm lại, đây là thảm cỏ không được sử dụng nhiều cho chăn thả nên chiều cao của thảm cỏ tăng dần. Những loài có giá trị chăn thả rất thấp chủ yếu là cây gỗ và cây bụi, có những nơi Guột xuất hiện nhiều và chiếm ưu thế tuyệt đối. Tầng cây gỗ càng khép tán cao thì thảm cỏ dưới rừng càng giảm. Nhìn chung giá trị chăn thả của thảm cỏ dưới rừng rất thấp, vì vậy không nên sử dụng làm bãi chăn thả thường xuyên.

* Nhận xét chung:

Thành phần loài: Qua nghiên cứu tại các tiểu vùng chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

Số lượng loài tại thảm cỏ thuộc bãi bằng chân đê là cao nhất có tới 74 loài, tiếp theo là thảm cỏ trên đồi có 67 loài. Thấp nhất là thảm cỏ thuộc ven suối có 34 loài. Như vậy trong các thảm cỏ chăn thả càng nhiều thì thành phần loài càng phức tạp, số lượng loài tăng nhưng số lượng cá thể trong một loài lại giảm. Mức độ chăn thả ít thì số loài giảm nhưng số lượng cá thể trong loài tăng. Ở các thảm cỏ chăn thả nhiều như: Bãi bằng chân đê, trên đồi, ven sông số lượng loài cỏ tăng lên nhưng chiều cao của thảm cỏ lại giảm chỉ từ 3 - 5cm. Nguyên nhân chủ yếu là do chăn thả quá mức, gia súc đã ăn và dẫm đạp thường xuyên nên làm cho chiều cao của các loài cỏ đó giảm.

Các thảm cỏ bãi bằng chân đê, trên đồi, ven sông có số lượng họ Hòa thảo cao nhất và cũng chiếm ưu thế về số lượng cá thể. Trong đó chủ yếu là các cây ưa sáng, chịu được sự dẫm đạp của gia súc như Cỏ may, Cỏ gà, Cỏ bông, Cỏ đắng, Cỏ mần trầu. Tuy nhiên do sự chăn thả quá mức mà chúng đang dần bị thay thế bởi các loài gia súc không ăn hoặc ít ăn như các loài thuộc họ Cúc, họ Thầu dầu, họ Dương xỉ…

Ở các thảm cỏ có sự chăn thả ít như thảm cỏ dưới tán rừng, ven suối thì số lượng loài ít, chiều cao của thảm cỏ tăng. Nguyên nhân là do thảm cỏ ở đây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ít có sự chăn thả gia súc nên chiều cao của thảm cỏ tăng. Các loài trong họ Hòa thảo chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là cây gỗ và cây bụi chiếm ưu thế về số lượng.

Tóm lại, tổ hợp loài đặc trưng cho loại hình đồng cỏ của xã Nham sơn là các loài cỏ thấp, ưa sáng, chịu hạn thuộc họ Lúa. Nếu đồng cỏ chăn thả nhiều thì thành phần loài, họ sẽ tăng lên chủ yếu là các loài không có giá trị chăn thả như Cây bụi, Cây nửa bụi, Dương xỉ. Để hạn chế thành phần loài mà gia súc không ăn được thì cần phải bảo vệ đồng cỏ bằng cách chăn thả hợp lý, luân phiên, loại bỏ cây thân gỗ, cây thân bụi.

Thành phần dạng sống: Qua nghiên cứu về dạng sống tại các tiểu vùng sinh thái chúng tôi có một số nhận xét sau:

Trong các thảm cỏ này chúng ta thấy nhiều loài thực vật có đặc điểm mọc thành khóm hay bụi dày, thân rễ ngắn ít mọc đơn độc đó là các loài trong nhóm Hòa thảo, họ Cói.

Thành phần dạng sống trong các thảm cỏ tương đối phong phú và đặc trưng cho vùng. Các kiểu dạng sống như: Kiểu 6 (Cây nửa bụi), kiểu 10 (Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm), kiểu 16 (Cây thảo một năm có rễ cái) có số lượng lớn và chiếm ưu thế ở tất cả các tiểu vùng. Riêng đối với tiểu vùng sinh thái dưới tán rừng thì kiểu 1 (Cây gỗ) lại chiếm số lượng lớn.

Các thảm cỏ thuộc bãi bằng chân đê, trên đồi, ven sông được sử dụng nhiều cho chăn thả gia súc nên đất nghèo dinh dưỡng, giữ ẩm kém tạo điều kiện cho cây dại, nhóm cây bụi, nửa bụi, cây 1 năm phát triển.

Các thảm cỏ bị chăn thả nhiều thì thành phần loài và dạng sống tăng lên, nhiều loài có khả năng hình thành chồi rút ngắn để thích nghi với sự dẫm đạp của gia súc và sự thay đổi của môi trường như Cỏ gà, Cỏ đắng, Cỏ may, Cỏ mật, Cúc chỉ thiên, cây họ Đậu… Một số loài cây leo thân bụi nhỏ như Bòng bong chúng thường vươn lên tầng trên của cây bụi để nhận được nhiều ánh sáng và gia súc không ăn nên tăng dần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Về khối lƣợng thực vật: Qua nghiên cứu thảm cỏ của các tiểu vùng sinh thái, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

Khối lượng thực vật của các tiểu vùng sinh thái đạt cao nhất là thảm cỏ ven suối 624g/m2

khối lượng tươi, thấp nhất là khối lượng thực vật thuộc thảm cỏ trên đồi đạt 319g/m2

khối lượng tươi. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do thảm cỏ ven suối ít có sự chăn thả gia súc, có dòng nước chảy qua nên tạo điều kiện cho các loài cỏ phát triển tốt, chiều cao của thảm cỏ tăng dẫn đến năng suất cao. Còn thảm cỏ trên đồi do có sự chăn thả gia súc thường xuyên, luôn chịu sự dẫm đạp của gia súc nên chiều cao của thảm cỏ giảm dẫn đến năng suất thấp. So sánh với số liệu Hoàng Chung (2004) thì các thảm cỏ ở đây đều thuộc loại thảm cỏ thấp, năng suất thấp.

Tỷ lệ phần thân và phần lá có sự chênh lệch đáng kể. Các thảm cỏ có sự chăn thả gia súc thường xuyên như thảm cỏ bãi bằng chân đê, trên đồi, ven sông thì các loài trong họ Hòa thảo có phần thân chiếm tỷ lệ thấp hơn phần lá. Nguyên nhân là do các loài Hòa thảo được gia súc ăn nhiều và thường xuyên lại chịu sự dẫm đạp nên thường có thân rút ngắn, lá được kích thích tăng trưởng. Các thảm cỏ ít có sự chăn thả gia súc như thảm cỏ ven suối, dưới tán rừng thì các loài Hòa thảo có phần thân chiếm tỷ lệ cao hơn phần lá. Nguyên nhân là do chúng ít được sử dụng, không phải chịu sự dẫm đạp của gia súc nên phần thân thường tăng trưởng mạnh lên.

Tỷ lệ % khô/tươi cao nhất là thảm cỏ trên đồi 48,28%, tiếp theo là thảm cỏ dưới tán rừng 46,95%, sau đó là thảm cỏ ven sông 42,39% và thấp hơn là thảm cỏ ven suối 37,18%, thấp nhất là thảm cỏ thuộc bãi bằng chân đê 36,04%. Nguyên là do những loài thực vật sống ở vùng nhiều nước thì tỷ lệ nước trong thân cao hơn những loài sống nơi khô hạn như thảm cỏ trên đồi, dưới tán rừng. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào đặc tính sinh học của loài cỏ, vào tỷ lệ thân/lá của từng loài cỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.4. Phƣơng hƣớng sử dụng các tiểu vùng sinh thái trong tình trạng khai thác hiện nay.

Căn cứ vào đặc điểm các tiểu vùng sinh thái tự nhiên của xã, chúng tôi đề xuất hướng sử dạng các tiểu vùng theo nhóm như sau:

Tiểu vùng sinh thái ven sông, đất bằng chân đê, đủ nước quanh năm. Nếu trồng lúa được 12 tấn/ha/năm với giá 7000đ/kg thì mỗi năm sẽ thu được xấp xỉ 90 triệu. Nếu trồng cỏ cho 250 tấn/ha/năm. Cỏ trồng với chất lượng là 5kg bằng 1 đơn vị thức ăn, giá trị đem lại sẽ là 50.000 ĐVTA/ha. Theo tính toán lý thuyết của ngành chăn nuôi cứ 5 - 8 ĐVTA cho 1 kg tăng trọng thì số đơn vị thức ăn trên có thể cho 6250 kg thịt hơi, tương đương 600 triệu. Như vậy hiệu quả đem lại trên 1ha trong chăn nuôi là rất lớn, vấn đề đặt ra là tổ chức chăn nuôi ra sao, nuôi con gì và trồng cỏ gì cho phù hợp với từng địa phương. Vì vậy chúng ta có thể chuyển những vùng đất này từ trồng lúa sang trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi đại gia súc sẽ đem lại lợi nhuận cao gấp hơn 6 lần so với trồng lúa.

Tiểu vùng sinh thái ven suối do độ dốc lớn nên không thể dùng làm bãi chăn thả thì có thể dùng để trồng rừng. Những nơi có độ dốc dưới 15 độ có thể tiến hành trồng cỏ để cung cấp thêm nguồn thức ăn cho gia súc.

Đối với thảm cỏ trên đồi được sử dụng để chăn thả thường xuyên nên đất ở đây thường bị rửa trôi các chất kiềm và kiềm thổ, đất bị bạc màu, gây chua. Nếu quá trình này vẫn tiếp diễn hàng năm thì sẽ dẫn đến thảm cỏ ngày càng giảm năng suất, chất lượng và bị thoái hóa. Để khắc phục tình trạng này cần phải tu bổ lại, diệt trừ cây bụi và cây dại, thực hiện chăn thả luân phiên, hợp lý. Có thể tiến hành trồng cỏ như nhóm tiểu vùng ven sông, bãi bằng chân đê.

Tiểu vùng sinh thái dưới tán rừng, vì là rừng trồng và ngày càng khép tán nên thảm cỏ sẽ mất dần. Vì thế chỉ có thể là bãi chăn tận dụng trong thời kỳ thiếu cỏ tươi, có thể tác động bằng cách diệt trừ cây bụi và cây thuộc thảo không có giá trị chăn thả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Các thảm cỏ trong xã Nham Sơn đều đang được người dân địa phương sử dụng để chăn thả đặc biệt là thảm cỏ ven sông, bãi bằng chân đê, trên đồi có chất lượng khá tốt. Vì các thảm cỏ này đang bị khai thác ở mức độ cao và không hợp lý nên dẫn đến thoái hóa cao về thành phần loài, dạng sống, năng suất.

1.2. Trong các thảm cỏ, cây Hòa thảo có số lượng loài lớn chiếm tỷ lệ cao nhất cả về số lượng cá thể và năng suất. Một số thảm cỏ do sử dạng không hợp lý làm cho thành phần loài bị biến đổi đặc biệt là những loài không có giá trị chăn thả ngày càng tăng. Vì vậy các thảm cỏ ở đây có giá trị chăn thả không cao, chỉ có thể sử dụng làm bãi chăn thả trong một thời gian ngắn.

1.3. Nham Sơn là một xã có nhiều điều kiện để phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc, nhưng trong những năm gần đây số lượng đàn gia súc lại có xu hướng giảm đặc biệt là số lượng trâu bò. Nguyên nhân là do các thảm cỏ tự

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và xu hướng biến đổi của một số thảm cỏ tại xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 90 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)