Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hôi của huyện Yên Dũng

Một phần của tài liệu kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 52 - 54)

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Yên Dũng là một huyện nằm ở tiểu vùng miền núi và trung du của tỉnh Bắc Giang được bao bọc bởi 3 con sông là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Huyện có diện tích tự nhiên là19042 km2 bao gồm 19 xã và 2 thị trấn. Phía Bắc giáp thành phố Bắc Giang, huyện Lạng Giang; phía Đông giáp huyện Lục Nam; phía Nam giáp với huyện Quế Võ (Yên Dũng), huyện Chí Linh (Hải Dương); phía Tây giáp với huyện Việt Yên. Dân số của huyện tính đến tháng 9 năm 2012 là 136,337 người.Mật độ dân số là 713 người/km2. Trung tâm huyện là thị trấn Neo.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

3.1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

Dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Huyện ủy, giám sát của HĐND huyện, sự chỉ đạo, điều hành của UBND huyện, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự phối hợp của các đoàn thể và đặc biệt là sự phấn đấu vượt qua khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đã góp phần bước đầu thực hiện tốt

Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội của huyện năm 2011 tiếp tục có bước phát triển. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 15,77%, trong đó nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 7,38%, công nghiệp- xây dựng tăng 27,64%, thương mại- dịch vụ tăng 14,29%. Tổng giá trị sản xuất (theo giá CĐ năm 1994) 1.006,2 tỷ đồng, đạt 108% KH. Cơ cấu giá trị sản xuất: ngành nông- lâm nghiệp- thuỷ sản chiếm 48,7%; công nghiệp- xây dựng chiếm 33,22%, thương mại - dịch vụ chiếm 18,08%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 14.000.000 đồng/người/năm, đạt 103%KH. Tổng thu ngân sách nhà ước đạt 388,818 tỷ đồng, đạt 103%KH, trong đó thu trên địa bàn ước đạt 88,824 tỷ đồng đạt 104% KH. Các lĩnh vực văn hoá- xã hội có bước phát triển, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân ổn định, quốc phòng, an ninh được đảm bảo.

Trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong các nghị quyết của Huyện ủy và HĐND huyện, đã tập trung cao chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt được một số kết quả quan trọng. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định; công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực có nhiều chuyển biến. Công tác giáo dục, đào tạo tiếp tục thu được kết quả đáng khích lệ; việc thực hiện chính sách xã hội, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động được quan tâm; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, nhất là việc tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa được dư luận đánh giá cao; đời sống nhân dân trong huyện ổn định; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Năm 2012 Cơ cấu giá trị sản xuất: Ngành Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm 44,68%; công nghiệp - XD chiếm 36,21%, dịch vụ chiếm 19,11%, đạt 100% KH .) Giá trị sản xuất/1 ha diện tích đất canh tác đạt 80 triệu đồng, bằng 106,7% KH. Giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN (giá CĐ 1994) đạt 212,142 tỷ đồng, tăng 52,66% so với KH, trong đó giá trị sản xuất ngoài Quốc doanh đạt 116,354 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 16.500.000 đồng/người/năm, đạt 100% KH. Triển khai thủ tục thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị được 1 khu đô thị mới, đạt 100% KH. Tổng thu

ngân sách nhà nước đạt 399,251 tỷ đồng, bằng 143,1% KH, trong đó thu trợ cấp cân đối ngân sách cấp trên 269,943 tỷ đồng, đạt 127,7% KH; thu trên địa bàn 71,214 tỷ đồng, đạt 105,3% KH.

Năm 2013 với công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong các Nghị quyết của Huyện ủy và HĐND huyện, đã tập trung cao chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển KT-XH và đạt được nhiều kết quả quan trọng như: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất vượt kế hoạch; tổng mức đầu tư toàn xã hội tăng; nhiều dự án có nguồn vốn lớn đầu tư vào địa bàn huyện ( kè Tư Mại, thủy sản Xuân Phú, sân golf Tiền Phong- Yên Lư); thu ngân sách (thu trên địa bàn) đứng thứ 2 toàn tỉnh về KH; tập trung cao tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh để chuẩn bị tốt các điều kiện cho đầu tư XDCB năm 2014. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định; công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực có nhiều chuyển biến. Công tác giáo dục, đào tạo tiếp tục thu được một số kết quả đáng khích lệ; việc thực hiện chính sách xã hội, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động được quan tâm; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, nhất là việc tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa được dư luận đánh giá cao; đời sống nhân dân trong huyện ổn định; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (giá CĐ 1994) đạt 15,91%. Cơ cấu giá trị sản xuất: Ngành Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm 37,67%; công nghiệp - XD chiếm 41,56%; dịch vụ chiếm 20,77%. Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN (giá CĐ 1994) 265,854 tỷ đồng, đạt 114,67% KH; trong đó khu vực ngoài quốc doanh 133,469 tỷ đồng, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 132,385 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 466,201 tỷ đồng, bằng 136,5% KH; trong đó thu trên địa bàn 118,325 tỷ đồng, đạt 152,2% KH. Thu nhập bình quân đầu người 18.180.000 đồng/người/năm, đạt 103,9% KH.

Một phần của tài liệu kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 52 - 54)