Kinh nghiệm thực tiễn về kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho đầu

Một phần của tài liệu kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 44 - 49)

XDCB qua KBNN tại Việt Nam

2.2.2.1 Văn bản quy định hiện hành liên quan đến kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN

- Luật NSNN (sửa đối) đã được ban hành vào năm 2002, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004.

- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính Phủ.

- Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính.

- Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/04/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, chi đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN.

- Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, chi đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN.

- Thông tư số 107/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn NSNN.

- Thông tư số 88/2009/TT-BTC ngày 29/4/2009 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007 và thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về quản lý, chi đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN.

- Quyết định số 686/QĐ-KBNN ngày 18/8/2009 của Tổng Giám đốc KBNN về việc ban hành Quy trình kiểm soát chi đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN.

- Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN.

- Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/04/2012 của Tổng Giám đốc KBNN về việc ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN.

2.2.2.2 Kinh nghiệm về kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB qua KBNN ở một số địa phương

Kho bạc Nhà nước Quảng Nam

KBNN Quảng Nam thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/14/1997. Từ đó đến nay, KBNN Quảng Nam luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm

vụ được giao, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là quản lý quỹ NSNN và kiểm soát chi NSNN cho đầu tư XDCB.

Nhằm thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các khâu nghiệp vụ trong hoạt động quản lý NSNN nhưng vẫn đảm bảo an toàn và tiết kiệm và tăng tính minh bạch trong quá trình xử lý hồ sơ. Kho bạc Nhà nước Quảng Nam đã triển khai quy trình kiểm soát chi NSNN cho đầu tư XDCB theo cơ chế một cửa. Từ khi áp dụng quy trình này công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Quảng Nam đã đạt được những kết quả tốt nhưng vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục.

Với mô hình tổ chức quản lý KBNN Quảng Nam luôn có sự phối hợp chỉ đạo nhịp nhàng giữa các cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp phát thanh toán vốn đầu tư XDCB cũng như tạo được luồng thông tin hai chiều góp phần đẩy nhanh tốc độ đầu tư, hạn chế thấp nhất những thất thoát, lãng phí trong lĩnh vực đầu tư.

Việc xây dựng hướng dẫn chế độ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thường xuyên ban hành các văn bản nhằm hướng dẫn việc triển khai các quy trình nghiệp vụ, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ trong ngành, tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luậ về giải ngân vốn đầu tư XDCB với các CĐT, cơ quản chủ quản đầu tư nhằm đưa ra các giải pháp hữu hiệu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư.

KBNN Quảng Nam thực hiện cơ chế thanh toán trước, kiểm soát sau đối với từng lần thanh toán của gói thầu và hợp đồng thanh toán nhiều lần( trừ lần thanh toán cuối cùng) và kiểm soát trước thanh toán sau đối với gói thầu, hợp đồng thanh toán một lần và lần cuối cùng của gói thầu và hợp đồng thanh toán nhiều lần. Do đó giúp cho các nhà đầu tư giải ngân một cách thuận lợi và nhanh chóng.

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục trong công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB tại KBNN Quảng Nam.

Hiện nay, trong KBNN Quảng Nam công tác kiểm soát chi NSNN do 3 phòng khác nhau đảm nhận. Trong đó phòng thanh toán vốn đầu tư kiểm soát

thanh toán thanh toán vốn đầu tư XDCB và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư;phòng kế toán kiểm soát thanh toán, tạm ứng chi thường xuyên; phòng kế hoạch tổng hợp kiểm soát thanh toán vốn chương trình mục tiêu có tính chất đầu tư và tính chất sự nghiệp. Vì vậy khi có dự án được đàu tư từ nhiều loại nguồn vốn khác nhau sẽ dẫn đến chồng chéo nhiệm vụ. Điều này thể hiện chưa có sự chuyên môn hóa cao trong công tác tổ chức và phân công nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN.

Đối với hệ thống thông tin phục vụ cho quá trình kiểm soát

+ Về hồ sơ chứng từ thanh toán: tài liệu CĐT phải gửi đến KBNN có một số văn bản không cần thiết nhưng vẫn phải gửi kèm thi thanh toán.

+ Về chế độ thông tin báo cáo thanh toán vốn đầu tư: Một số chỉ tieu báo cáo còn trùng lăp hoặc không cần thiết.

Đối với quy trình kiểm soát chi theo phương thức giao dịch một cửa mặc dù công khai minh bạch trong quá trình xử lý hồ sơ nhưng hồ sơ, thông tin được truyền qua khâu trung gian nên chậm và không đầy đủ. Vì vậy không đáp ứng được các hồ sơ cần giải quyết ngay.

Kho bạc Nhà nước Hà Nội

KBNN Hà Nội cũng như các KBNN khác trong toàn hệ thống KBNN hoạt động theo Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ (trước đó là Quyết định số 235/2003/QĐ-TTg ngày 13/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Tuy nhiên, với ưu thế là Kho bạc thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị của thủ đô kiểm soát nguồn thu, nhiệm vụ chi rất lớn cùng với các đối tượng phục vụ của Kho bạc rất đa dạng và phong phú nên KBNN Hà Nội có nhiều kinh nghiệm hoạt động đáng được các KBNN khác học tập.

* Về cơ cấu tổ chức và cán bộ thanh toán vốn đầu tư XDCB

Sau khi thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, KBNN Hà Nội đã nhanh chóng kiện toàn, đến nay gồm 12 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 29 KBNN quận, huyện.

Để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, KBNN Hà Nội hiện có 4 phòng nghiệp vụ là phòng kiểm soát chi NSNN trung ương 1, phòng kiểm soát chi NSNN trung ương 2, phòng kiểm soát chi NSNN trung ương 3, phòng kiểm soát chi NSNN địa phương.

Tại các KBNN quận, huyện thuộc KBNN Hà Nội công tác kiểm soát thanh toán được thực hiện tại tổ hoặc phòng tổng hợp.

* Về kiểm soát chi NSNN cho đầu tư XDCB

Cam kết chi đầu tư là việc các CĐT cam kết sử dụng dự toán chi ngân sách đầu tư được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ dự toán được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa CĐT với nhà cung cấp. Giá trị của khoản cam kết chi đầu tư bằng số kinh phí dự kiến bố trí cho hợp đồng trong năm, đảm bảo trong phạm vi dự toán năm được duyệt và giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi.

Việc quản lý, kiểm soát cam kết chi đã giúp KBNN Hà Nội quản lý, kiểm soát các khoản chi ngân sách ngay từ khi lập dự toán đến khi phân bổ ngân sách; kí kết hợp đồng… và thanh toán. Do vậy, trong năm 2013, KBNN Hà Nội đã đảm bảo tiến độ giải ngân vốn theo kế hoạch, với tổng số tiền giải ngân từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Trung ương đạt 4.804 tỷ đồng, bằng 78,1% kế hoạch, vốn ngân sách Trung ương đạt 4.395 tỷ đồng, bằng 94,9% kế hoạch; nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đạt trên 1.600 tỷ đồng, bằng 85% kế hoạch năm. Đồng thời, ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán xây dựng cơ bản của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách.

2.2.2.3 Bài học kinh nghiệm đối với KBNN Yên Dũng

Từ những kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN cho đầu tư XDCB tại một số KBNN trên các địa phương trên, có thể rút ra một số bài học đối với KBNN Yên Dũng như sau:

Một là, phải nhận thức được rằng công tác kiểm soát chi không phải chỉ đơn thuần là công việc của KBNN mà nó bao gồm nhiều khâu liên quan đến nhiều cấp, ngành và nhiều cơ quan, đơn vị. Vì vậy để thực hiện tốt công tác kiểm soát chi NSNN cho đầu tư XDCB qua KBNN, Kho bạc phải biết phối hợp tốt với

các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, chủ động tham mưu cho UBND, HĐND các cấp ban hành nhanh chóng và đầy đủ các văn bản thuộc lĩnh vực ngân sách để KBNN có cơ sở pháp lý thực hiện kiểm soát các khoản chi ngân sách do địa phương quản lý.

Hai là, nhận thức tầm quan trọng của yếu tố con người trong công tác quản lý NSNN và kiểm soát chi NSNN cho dầu tư XDCB. Để công tác kiểm soát chi NSNN cho đầu tư XDCB qua KBNN ngày càng hoàn thiện hơn thì trước hết đội ngũ cán bộ công chức KBNN cũng phải được hoàn thiện. Vì vậy, KBNN Yên Dũng phải tăng cường công tác cán bộ trong tất cả các khâu từ khâu tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng…Việc bố trí cán bộ làm công tác kiểm soát chi không chỉ chú trọng khả năng chuyên môn mà phải chọn người có đạo đức tốt, liêm khiết và công minh.

Ba là, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi NSNN cho đầu tư XDCB theo hướng công khai, minh bạch và phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.Nghiên cứu và có thể áp dụng quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi với mô hình tiên tiến sao cho vừa tạo thuận lợi cho khách hàng vừa nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN. Đồng thời thực hiện kiểm soát cam kết chi sẽ hỗ trợ việc kiểm soát chi tiêu ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán đối với tất cả các cơ quan, đơn vị (cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước, đơn vị dự toán/CĐT); làm lành mạnh hoá và tăng cường công tác quản lý tài chính – ngân sách.

Một phần của tài liệu kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w