Trong bối cảnh mới hiện nay, vấn đề quản lý đầu tư công, quản lý vốn đầu tư XDCB nói chung, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB bản từ NSNN qua KBNN nói riêng đã và đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đã có một số công trình được công bố như: Luận án tiến sĩ Hoàn thiện phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư công tại Việt Nam, của Phan Tất Thứ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, năm 2005; Một số nguyên nhân nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, Lưu Sỹ Quý, Tạp chí Tài
chính, số 4/năm 2006; Một số vấn đề về đổi mới quản lý đầu tư xây dựng và đấu thầu ở nước ta hiện nay, TS. Trần Đình Khải, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 12/năm 2005; Biện pháp góp phần chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng, TS. Lê Hùng Sơn, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, số 3/năm 2006;
Các công trình nghiên cứu trên đều có điểm chung và khẳng định đầu tư công của Việt Nam đang phải đối mặt với việc thất thoát gây lãng phí, dẫn tới việc các dự án đầu tư công chưa đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân của việc này là do sự chồng chéo trong tất cả các khâu quy trình từ khâu lập dự án đến thanh toán nợ đọng và tiến độ triển khai hoàn thành dự án… Đây là lúc phải cải cách và tăng cường công tác quản lý đầu tư công một cách khoa học và bài bản trong tất cả các khâu, các quy trình khi thực hiện các dự án đầu tư công.
Cùng với nhóm chủ đề này, trong những năm qua đã có nhiều đề tài, luận án nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau của chủ đề này, một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KBNN của tác giả Nguyễn Thái Hà (2006) về Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN; Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng của Phạm Thị Hương (2011), “Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, Học viện Hành chính, Hà Nội; Luận văn Thạc sĩ Kinh tế của Vũ Hoàng Nam (2008), Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN trong giai đoạn hiện nay, Học viện Tài chính, Hà Nội; Luận văn Thạc sĩ Kinh tế của Dương Cao Sơn (2008), Hoàn thiện công tác quản lý chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN, Học viện Tài chính.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã đưa ra được thực trạng kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản quả hệ thống kho bạc nhà nước của Việt Nam. Đồng thời chỉ ra được những hạn chế trong công tác quản lý vốn đầu tư còn lỏng lẻo, chưa minh bạch hóa…Từ thực trạng này, các tác giả đã đưa ra những định hướng nâng cao công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua hệ thống kho bạc nhà nước.
Như vậy, có thể thấy các công trình khoa học này đa số nghiên cứu từ góc độ tài chính, hoặc về cơ chế quản lý, hoặc về tình hình cụ thể ở một đơn vị, địa phương. Do đó, các đề tài ít đề cập đến giác độ tổng thể của quản lý vi vô và vĩ mô, tác động qua lại giữa các chủ thể tham gia vận hành vốn, nghiên cứu cơ chế tác động với tất cả các yếu tố chi phí sử dụng vốn với các chỉ tiêu xem xét, phân tích đánh giá phù hợp hơn trong cơ chế mới. Mặt khác đề tài này vận dụng các lý luận khoa học để nghiên cứu trên địa bàn một huyện đang xuất hiện nhiều nhân tố, nhiều dự án lớn mà nguồn ngân sách sẽ đầu tư. Hiện nay có nhiều văn bản, chính sách mới sửa đổi và ban hành trong lĩnh vực đầu tư XDCB. Vì vậy đề tài “
Kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB qua KBNN Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” sẽ góp phần làm rõ quy trình quản lý, kiểm soát và nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB qua KBNN theo chính sách mới hiện nay để đạt được những mục tiêu chiến lược phát triển của Chính phủ.
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hôi của huyện Yên Dũng
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Yên Dũng là một huyện nằm ở tiểu vùng miền núi và trung du của tỉnh Bắc Giang được bao bọc bởi 3 con sông là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Huyện có diện tích tự nhiên là19042 km2 bao gồm 19 xã và 2 thị trấn. Phía Bắc giáp thành phố Bắc Giang, huyện Lạng Giang; phía Đông giáp huyện Lục Nam; phía Nam giáp với huyện Quế Võ (Yên Dũng), huyện Chí Linh (Hải Dương); phía Tây giáp với huyện Việt Yên. Dân số của huyện tính đến tháng 9 năm 2012 là 136,337 người.Mật độ dân số là 713 người/km2. Trung tâm huyện là thị trấn Neo.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
3.1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Huyện ủy, giám sát của HĐND huyện, sự chỉ đạo, điều hành của UBND huyện, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự phối hợp của các đoàn thể và đặc biệt là sự phấn đấu vượt qua khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đã góp phần bước đầu thực hiện tốt
Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội của huyện năm 2011 tiếp tục có bước phát triển. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 15,77%, trong đó nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 7,38%, công nghiệp- xây dựng tăng 27,64%, thương mại- dịch vụ tăng 14,29%. Tổng giá trị sản xuất (theo giá CĐ năm 1994) 1.006,2 tỷ đồng, đạt 108% KH. Cơ cấu giá trị sản xuất: ngành nông- lâm nghiệp- thuỷ sản chiếm 48,7%; công nghiệp- xây dựng chiếm 33,22%, thương mại - dịch vụ chiếm 18,08%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 14.000.000 đồng/người/năm, đạt 103%KH. Tổng thu ngân sách nhà ước đạt 388,818 tỷ đồng, đạt 103%KH, trong đó thu trên địa bàn ước đạt 88,824 tỷ đồng đạt 104% KH. Các lĩnh vực văn hoá- xã hội có bước phát triển, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân ổn định, quốc phòng, an ninh được đảm bảo.
Trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong các nghị quyết của Huyện ủy và HĐND huyện, đã tập trung cao chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt được một số kết quả quan trọng. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định; công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực có nhiều chuyển biến. Công tác giáo dục, đào tạo tiếp tục thu được kết quả đáng khích lệ; việc thực hiện chính sách xã hội, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động được quan tâm; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, nhất là việc tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa được dư luận đánh giá cao; đời sống nhân dân trong huyện ổn định; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Năm 2012 Cơ cấu giá trị sản xuất: Ngành Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm 44,68%; công nghiệp - XD chiếm 36,21%, dịch vụ chiếm 19,11%, đạt 100% KH .) Giá trị sản xuất/1 ha diện tích đất canh tác đạt 80 triệu đồng, bằng 106,7% KH. Giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN (giá CĐ 1994) đạt 212,142 tỷ đồng, tăng 52,66% so với KH, trong đó giá trị sản xuất ngoài Quốc doanh đạt 116,354 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 16.500.000 đồng/người/năm, đạt 100% KH. Triển khai thủ tục thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị được 1 khu đô thị mới, đạt 100% KH. Tổng thu
ngân sách nhà nước đạt 399,251 tỷ đồng, bằng 143,1% KH, trong đó thu trợ cấp cân đối ngân sách cấp trên 269,943 tỷ đồng, đạt 127,7% KH; thu trên địa bàn 71,214 tỷ đồng, đạt 105,3% KH.
Năm 2013 với công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong các Nghị quyết của Huyện ủy và HĐND huyện, đã tập trung cao chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển KT-XH và đạt được nhiều kết quả quan trọng như: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất vượt kế hoạch; tổng mức đầu tư toàn xã hội tăng; nhiều dự án có nguồn vốn lớn đầu tư vào địa bàn huyện ( kè Tư Mại, thủy sản Xuân Phú, sân golf Tiền Phong- Yên Lư); thu ngân sách (thu trên địa bàn) đứng thứ 2 toàn tỉnh về KH; tập trung cao tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh để chuẩn bị tốt các điều kiện cho đầu tư XDCB năm 2014. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định; công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực có nhiều chuyển biến. Công tác giáo dục, đào tạo tiếp tục thu được một số kết quả đáng khích lệ; việc thực hiện chính sách xã hội, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động được quan tâm; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, nhất là việc tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa được dư luận đánh giá cao; đời sống nhân dân trong huyện ổn định; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (giá CĐ 1994) đạt 15,91%. Cơ cấu giá trị sản xuất: Ngành Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm 37,67%; công nghiệp - XD chiếm 41,56%; dịch vụ chiếm 20,77%. Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN (giá CĐ 1994) 265,854 tỷ đồng, đạt 114,67% KH; trong đó khu vực ngoài quốc doanh 133,469 tỷ đồng, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 132,385 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 466,201 tỷ đồng, bằng 136,5% KH; trong đó thu trên địa bàn 118,325 tỷ đồng, đạt 152,2% KH. Thu nhập bình quân đầu người 18.180.000 đồng/người/năm, đạt 103,9% KH.
3.1.2 Đặc điểm Kho bạc Nhà nước Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
3.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Yên Dũng
KBNN Yên Dũng là KBNN cấp huyện trực thuộc KBNN tỉnh Bắc Giang, được thành lập và hoạt động từ năm 1990. KBNN Yên Dũng có chức năng, nhiệm vụ như sau:
Tập trung nhanh, đầy đủ các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp Ngân sách theo chế độ quy định; Tổ chức thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi của NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật, có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; Quản lý quỹ Ngân sách huyện và các quỹ tài chính khác được giao; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, quản lý tiền, ấn chỉ đặc biệt, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN huyện. Thực hiện tốt công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ; Quản lý vốn, tiền mặt, ấn chỉ, chứng từ có giá trị như tiền, tài sản theo chế độ quy định đảm bảo an toàn tuyệt đối; Thực hiện mở tài khoản, thanh toán với các đơn vị và cá nhân theo đúng chế độ quy định; Thực hiện tốt công tác kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán các hoạt động của KBNN phát sinh trên địa bàn; Quản lý tốt cán bộ, tài sản, công tác tài chính nội ngành theo chế độ quy định; Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng giao dịch; Thực hiện tốt các nhiệm vụ khác theo quyết định của Giám đốc KBNN tỉnh Bắc Giang.
3.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của KBNN Yên Dũng
Cơ cấu tổ chức của KBNN Yên Dũng bao gồm 11 người trong biên chế trong đó có 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc và 9 đồng chí cán bộ nghiệp vụ được tổ chức thành 3 bộ phận chuyên môn nghiệp vụ. Đó là bộ phận kế toán, kho quỹ và tổng hợp hành chính. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
Giám đốc KBNN chịu trách nhiệm toàn diện trước giám đốc KBNN tỉnh và trước pháp luật về: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, cán bộ, công chức, lao động của kho bạc.
Phó Giám đốc KBNN chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của KBNN Yên Dũng Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Bộ phận tổng hợp hành chính
Tham mưu giúp Giám đốc KBNN trong việc;
Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, chủ trì đôn đốc triển khai thực hiện, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của KBNN
Quản lý ngân quỹ KBNN theo chế độ quy định
Thực hiện kiểm soát chi và quyết toán vốn đầu tư XDCB, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN, vốn chương trình mục tiêu và nguồn vốn khác được giao quản lý theo sự phân công của cấp trên; tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện theo định kỳ, đột xuất cho KBNN tỉnh, cơ quan tài chính địa phương và các cơ quan có thẩm quyền.
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch được phê duyệt. Tổng hợp phân tích tình hình thu, chi NSNN trên địa bàn, thực hiện chế độ báo cáo thống kê thu, chi NSNN
Phối hợp với các bộ phận kế toán kiểm tra việc sử dụng kinh phí của các đơn vị thuộc trách nhiệm của các bộ phận kế hoạch ,phối hợp với các bộ phận kho quỹ kiểm tra việc chấp hành kế hoạch tiền mặt của các đơn vị.
Bộ phận
TH-HC Bộ phậnKế toán kho, quỹBộ phận Phó giám đốc
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN giao.
Bộ phận kế toán:
Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách.
Kiểm soát và thanh toán các khoản chi thường xuyên của KBNN theo quy định. Thực hiện công tác hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN quản lý theo chế độ quy định.
Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với các cơ quan đơn vị có quan hệ giao dịch với KBNN.
Mở và quản lý tài khoản tiền gửi của KBNN tại ngân hàng theo chế độ quy định, thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định.
Tổ chức thanh toán, đối chiếu và xem xét báo cáo quyết toán của đơn vị sử dụng kinh phí Ngân sách nhà nước trình giám đốc xác nhận số thực chi Ngân sách nhà nước qua KBNN.
Thực hiện công tác thống kê, báo cáo số liệu thu, chi NSNN phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành NSNN của các cấp có thẩm quyền, tổng hợp báo cáo kế toán và báo cáo thống kê thuộc lĩnh vực kế toán theo chế độ quy định.
Quản lý kinh phí nội bộ thực hiện hạch toán kế toán, thống kê, báo cáo và quyết toán kinh phí sử dụng do KBNN tỉnh cấp và các nguồn kinh phí khác theo quy định.
Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN giao.
Bộ phận kho quỹ :
Thực hiệngiao dịch thu, chi tiền mặt, quản lý kho, quỹ tại KBNN