Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các Trường cao

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề long biên (Trang 28 - 31)

nghề ở Việt Nam

Nguồn nhân lực ngày nay đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không thế nói đến vai trò của công tác đào tạo nghề. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề cũng như vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế, Việt Nam cần phải học tập các mô hình dạy nghề tiên tiến của các quốc gia trên thế giới, áp dụng vào thực tiễn nước ta để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng hiệu quả yêu cầu hội nhập và phát triển. Một số trường cao đẳng nghề đã áp dụng những phương pháp tiên tiến trên thế giới để cải thiện chất lượng dạy nghề của trường mình thông qua các biện pháp như:

+ Thực hiện các mô hình hướng nghiệp dạy nghề cho sinh viên ngay từ khi còn trên ghế trường phổ thông hay đào tạo nghề có sự tham gia của các doanh nghiệp,

+ Trực tiếp đào tạo thực hành nghề cho sinh viên tại các xí nghiệp, doanh nghiệp, tạo cho các em sinh viên môi trường học tập cũng giống như môi trường làm việc sẽ nâng cao được hiệu quả của đào tạo nghề.

+ Đặc biệt, sự thống nhất trong quá trình quản lý đào tạo nghề sẽ tạo điều kiện để chất lượng đào tạo nghề được đảm bảo và phát triển.

+ Sự tham gia của các doanh nghiệp vào công tác đào tạo nghề sẽ tạo ra sự tin cậy và ủng hộ lẫn nhau giữa Nhà trường và doanh nghiệp.

Việc áp dụng các mô hình đào tạo nghề tiên tiến của các nước được nhân rộng tại Việt Nam, chắc chắn con đường học nghề sẽ thu hút nhiều sinh viên hơn. Theo đó chất lượng đào tạo nghề tại Việt Nam nói chung và ở các trường cao đẳng nghề nói riêng sẽ được cải thiện.

Trường Trung cấp nghề Cơ khí xây dựng Coma:

Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề trường Trung cấp nghề Cơ khí Xây dựng – Coma đã thực hiện những giải pháp như:

- Đẩy mạnh triển khai việc đổi mới chương trình, giáo trình và các phương pháp dạy học trong tất cả các môn học và trong tất cả các hệ đào tạo nghề, bảo đảm phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề và đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

- Nhà trường đã đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ quá trình giảng dạy, các thiết bị dạy học hiện đại, khuyến khích ứng dụng CNTT và các phương pháp giảng dạy mới vào quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

- Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GV, đào tạo nghề theo nguyên lý tích hợp, nâng cao số lượng và chất lượng cơ sở vật chất, cải tiến giáo trình phù hợp với thực tế, ký hợp đồng đào tạo với cơ sở sử dụng lao động.

Trường cao đẳng nghề cơ khí Nông nghiệp:

Một số giải pháp mà Nhà trường đã áp dụng để nâng cao chất lượng đào tạo nghề:

Thứ nhất, với đội ngũ giáo viên:

Xây dựng qui chế và kế hoạch thu hút nhân tài, qui chế tuyển chọn và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ; Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trẻ từ HSSV giỏi, có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt đã đạt giải cao trong các kỳ thi tay nghề giỏi quốc gia và quốc tế; Thu hút các nghệ nhân, các chuyên gia giỏi và các doanh nhân giàu kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn tham gia công tác giảng dạy; Quy hoạch, tuyển chọn cán bộ quản lý từ đội ngũ giáo viên.

-Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ:

+ Đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn đào tạo, bồi dưỡng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, tạo vị thế xứng đáng của người thầy trong nhà trường và xã hội.

- Sử dụng có hiệu quả và phát huy năng lực của cán bộ, giáo viên:

+ Kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện qui chế quản lý, quy chế làm việc để sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có và phát huy hết khả năng của đội ngũ cán bộ, giáo viên; Tạo môi trường làm việc hiện đại, trang bị đầy đủ, tạo cơ hội thăng tiến minh bạch và bình đẳng cho mọi người; Cải tiến chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhằm phát huy hết năng lực và lòng nhiệt tình, an tâm với công tác giảng dạy tại trường.

Thứ hai, về hệ thống cơ sở vật chất:

-Nhà trường vận động các tổ chức quốc tế và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, xin viện trợ theo nguồn vốn ODA của các nước phát triển hoặc nguồn vốn ADB của chính phủ để tăng cường năng lực Nhà trường trên các mặt tiếp nhận công nghệ hiện đại, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo giáo viên.

-Huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức khác để duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp cơ sở vật chất của Trường.

Từ thực tế về chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam nói chung và của các Trường cao đẳng nghề nói riêng, chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề, để có thể thực hiện được điều đó Trường cao đẳng nghề Long Biên cần có những biện pháp trọng tâm, kịp thời và đồng bộ mới có thể đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng đầu ra cho sinh viên.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề long biên (Trang 28 - 31)