- Khu hiệu bộ: đóng tại nhà 3 tầng với diện tích 370m2, có đủ các phòng làm việc cho Ban giám hiệu, các phòng ban, khoa, tổ chuyên môn sử dụng đầy đủ các trang thiết - Khu giảng đường của Trường chưa đáp ứng nhu cầu hiện tại khắc phục được khó khăn về phòng học.
Trong năm học 2012 - 2013, tổng số sinh viên của Trường là 625 sinh viên. Nếu tính bình quân 30 sinh viên/lớp học và Trường thực hiện học 1 buổi/ngày thì số phòng học cần có là: 625SV/30 xấp xỉ 21 phòng. Thực tế trong năm học 2012 - 2013, tổng số phòng học của cả trường hiện có là 15 phòng. Như vậy, số phòng học còn thiếu là: 06 phòng, để giải quyết tình trạng này mà vẫn đảm bảo cho sinh viên học buổi sáng, thực hành buổi chiều, Trường đã thực hiện ghép lớp các môn học chung và sắp xếp tiến độ của các lớp đi thực tập sản xuất xen kẽ nhau.
+ Khu thực hành nghề của Trường chưa tương xứng với quy mô đào tạo.
Tính đến cuối năm học 2012 - 2013, Nhà trường có 01 phòng thực hành may và 01 xưởng may, 03 phòng thực hành tin học, 01 phòng Sửa chữa máy tính, 01 phòng thư viện phục vụ cho việc rèn luyện các kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho HSSVcủa cả Trường. Năm học vừa qua, số lượng sinh viên ngành May và thiết kế thời trang có sự gia tăng đáng kể 05 lớp, do đó, xưởng thực hành phải hoạt động hết công suất và Nhà trường phải bố trí cả chủ nhật để sinh viên thực hành may. Số lượng phòng tin học cũng chưa đáp ứng được nhu cầu, các lớp học Sửa chữa máy tính, thực hành tin học và thực hành kế toán phải chia sẻ 03 phòng học này gây khó khăn cho việc lập Thời khóa biểu, lưu giữ thông tin theo ngành mỗi khi sinh viên thực hành máy.
Hiện nay, Nhà trường đang được đầu tư tập trung về trang thiết bị dạy học theo chương trình mục tiêu quốc gia, nên thiết bị dạy học đã được cải thiện một bước đáng kể, tuy nhiên việc trang bị chưa đồng bộ với việc xây dựng các phòng học dẫn tới hiệu quả khai thác trang thiết bị phục vụ cho dạy học còn hạn chế. + Trang thiết bị, phương tiện dạy học của Nhà trường:
Hệ thống máy chiếu, phông chiếu, micro, loa chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Thực hiện phương pháp đào tạo tích hợp, kết hợp giáo dục ý thức, kỹ năng mềm trong quá trình học tập, giáo viên thường xuyên cần sự hỗ trợ của các thiết bị
như loa, máy chiếu song hiện tại Trường có 08 máy chiếu nên không đủ cho tất cả các lớp được sử dụng. Chính vì thiếu thiết bị giảng dạy nên tỷ lệ số giờ giảng mà giáo viên ứng dụng những thiết bị dạy học là không cao.
* Thư viện của Nhà trường
Số lượng giáo trình, tài liệu tham khảo còn nghèo, số lượng chỗ cho sinh viên tham gia học và đọc tài liệu tại thư viện khoảng 150 chỗ. Điều này tạo sự hạn chế cho sinh viên muốn có một không gian yên tĩnh để nghiên cứu. Mặc dù số đầu sách thư viện đã có tăng lên đáng kể qua các năm và tính đến năm học 2012 –2013 số đầu sách của thư viện là: 1.654. Nhưng thực chất đã có nhiều đầu sách đã quá lạc hậu so với nội dung chương trình đào tạo của trường hoặc khi đầu tư không có sự chọn lọc nên tính khả dụng không cao. Hơn nữa, thẻ sinh viên chỉ được mượn 01 quyển sách 1 lần, số lượng này quá ít so với nhu cầu, vì thực tế mỗi lớp thường học xen kẽ 3 - 4 môn cùng lúc. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, Nhà trường cần xem xét mở rộng và nâng cấp cả chiều rộng và chiều sâu để các em có điều kiện tự học tại thư viện của Trường.
Nhận xét:
- Ưu điểm:
Hệ thống phòng học học đảm bảo các tiêu chuẩn, qui định phù hợp với quy mô đào tạo, nhà xưởng thực hành được xây dựng đảm bảo diện tích, không gian thông thoáng thuận tiện cho việc vận chuyển lắp đặt thiết bị, được trang bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng được yêu cầu đào tạo, được Tổng cục Dạy nghề thẩm định đủ điều kiện cấp giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề.
Thường xuyên duy trì công tác quản lý tốt, có qui định trong sử dụng bảo quản các công trình cũng như các phương tiện thiết bị đào tạo.
- Nhược điểm:
Một số ít trang thiết bị dạy nghề còn chưa đồng bộ. Quy mô đào tạo giữa các nghề trong trường chưa được đồng đều do nhu cầu của xã hội mà việc điều chỉnh, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị chưa thể đáp ứng kịp thời.
Một trong những điều kiện quan trọng góp phần tạo điều kiện cho sinh viên có địa chỉ gia đình xa trường có chỗ ăn ở ổn định, đảm bảo để các em yên tâm học tập góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Xác định được tầm quan trọng đó, Nhà trường đã đầu tư cho sửa chữa, nâng cấp, cải tạo các khu ký túc xá và bếp ăn trong phạm vi nguồn kinh phí xây dựng cho phép, và xét theo tiêu chuẩn về diện tích bình quân ký túc trên sinh viên ở đã đạt chuẩn (tiêu chuẩn quy định là 3m2/sinh viên). Tuy nhiên cho đến cuối năm 2012, qua khảo sát thực tế học viên nhận thấy môi trường vệ sinh, cảnh quan của ký túc, khu vệ sinh công cộng; hệ thống cấp thoát nước nơi ký túc còn kém và đang ngày càng xuống cấp.
Bảng 4.14. Thực trạng ký túc xá LBC tính đến 01/01/2014
Diễn giải ĐVT Tổng số - Số sinh viên ở KTX SV 297
+ Diện tích m2 700
+ Số phòng phòng 23
- Diện tích bình quân SV m2 2,35
(Nguồn: Phòng Công tác HSSV - LBC )