Đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề long biên (Trang 53 - 61)

Chất lượng đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định đến chất lượng đào tạo của mỗi Nhà trường, giáo viên là nhân vật trung tâm truyền đạt tri thức và giáo dục nhân cách cho sinh viên. Để làm được điều đó người giáo viên không những phải có chuyên môn sâu mà có phương pháp giảng dạy tốt, kinh nghiệm quản lý đồng thời phải có tâm huyết với nghề, với sinh viên sinh viên.Trong những năm qua đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường được xây dựng và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, nhà trường có 42 giáo viên cơ hữu, trong đó có 34 người có trình độ từ Đại học trở lên.

Bảng 4.8. Trình độ cán bộ giáo viên Trường CĐN Long Biên 2011 - 2013 Số lượng giáo viên

Trình độ 2011 2012 2013 Tiến sĩ 0 1 1 Thạc sĩ 1 3 5 Đại học 21 27 28 Cao đẳng 7 5 7 Tổng số 29 36 42 (Nguồn: Phòng TCHC – LBC)

Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy rằng trình độ của giáo viên của Trường chủ yếu có trình độ đại học. Trong đó: số lượng giáo viên có trình độ trên đại học hiện nay là 6 người chiếm 14,3% trong tổng số giáo viên cơ hữu của Nhà trường. Tỷ lệ giáo viên có trình độ thạc sỹ tăng qua các năm và đặc biệt là khoa Kinh tế chiếm tỷ lệ cao hơn cả; ngược lại khoa May và thiết kế thời trang là thấp nhất trong toàn trường. Mặt khác tỷ lệ giáo viên có trình độ Đại học đều tăng dần chứng tỏ nhà trường đang tăng dần về chất lượng giáo viên có trình độ;

Mặt khác, tỷ lệ HSSV đang theo học ở trường/GV cũng là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Năm 2011 tỷ lệ HS/GV là: 11, năm 2012 là 16,03 năm 2013 tỷ lệ HS,SV/GV ở mức 625/42 xấp xỉ 15 SV/GV so với định mức chuẩn là 20 HS, SV/GV thì tỷ lệ này đang được đảm bảo, tuy nhiên cơ cấu giáo viên của các ngành là khác nhau, do vậy xảy ra hiện tượng ngành Quản trị khách sạn, Sửa chữa và lắp ráp máy tính chiếm tỷ lệ ít giáo viên chuyên môn sẽ phải quản lý nhiều sinh viên (khoảng 30 SV), ngành Kế toán doanh nghiệp tỷ lệ này lại ít (16SV). Điều đó có nghĩa là đội ngũ GV ở trường chưa cân đối về mặt số lượng khi phân theo ngành khác nhau.

* Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo độ tuổi:

Được nâng cấp thành Trường cao đẳng nghề Long Biên từ năm 2008, Nhà trường đang trong quá trình bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực của mình. Đội ngũ giáo viên của Nhà trường chiếm phần lớn là giáo viên trẻ, là lực lượng giáo viên mới ra trường nên kinh nghiệm giảng dạy còn nhiều hạn chế nhưng đều được đào tạo chính quy tại các trường đại học nên trình độ năng lực và kiến thức chuyên môn là tốt. Trong những năm qua nhà trường luôn quan tâm đến tuyển dụng giáo viên có trình độ chuyên môn, được đào tạo chính quy tại các trường đại học để theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ - kinh tế xã hội hiện nay. Điều này phản ánh qua bảng sau:

Bảng 4.9. Cơ cấu nhân viên, giáo viên theo độ tuổi Trường CĐN Long Biên

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh %

SL (%)TL SL (%)TL SL (%)TL 2012/2011 2013/2012

- Dưới 30 tuổi 36 60,5 43 65,2 49 68 119,4 113,9 - Từ 30 đến 50 tuổi 23 39,5 22 34,8 23 30,8 95,6 104,5

Tổng 59 100 65 100 72 100 110,1 110,7

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - LBC)

Nhìn vào bảng cho thấy cơ cấu độ tuổi giáo viên trẻ (dưới 30 tuổi) chiếm 60%, giáo viên có độ tuổi từ 30 – 50 chiếm trên 30%. Điều đó chứng tỏ hàng năm nhà trường đã tuyển dụng phần lớn là giáo viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế và quản lý sinh viên. Đây là hạn chế lớn của Nhà trường làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu trong xu thế hội nhập. Tuy nhiên Nhà trường cũng nhận thấy đây là lực lượng giáo viên có tiềm năng nên xác định việc nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức, thông tin cho đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ quan trọng, góp phần rất lớn để nâng cao chất lượng của Trường.

* Trình độ chuyên môn của giáo viên

Đội ngũ GV của nhà trường chủ yếu được đào tạo từ các trường sư phạm kỹ thuật và một số trường Đại học, cao đẳng như: Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Thương mại, Đại học Quốc gia Hà Nội ... Mặc dù số GV có trình độ đại học (28 GV) chiếm tỷ lệ lớn 67% nhưng trong đó đa số giáo viên ngành May và Thiết kế thời trang tốt nghiệp Đại học liên thông và một số giáo viên chuyên ngành Kinh tế hiện đang tiếp tục nâng cao trình độ lên Thạc sĩ để đảm nhiệm tốt hơn công việc giảng dạy của Nhà trường.Trong đó đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo từ trưởng, phó khoa trở lên có trình độ Thạc sĩ là rất ít: 03 người. Mặc dù nhà trường và bản thân mỗi GV đã có nhiều cố gắng, nhưng vẫn còn khá nhiều GV chưa tham gia học tập nâng cao trình đô, nguyên nhân là do họ gặp nhiều khó khăn đặc biệt

là khó khăn về kinh tế trong việc học tập nâng cao trình độ. Để đánh giá được chất lượng đội ngũ giáo viên của Trường, học viên khảo sát qua phiếu thăm dò sinh viên và thu được kết quả như sau:

Bảng 4.10. Chất lượng giảng viên của Trường LBC năm 2013

Nội dung Mức độ đánh giá (%)

Kém Trung bình Khá Tốt

1. Vững kiến thức chuyên môn 1,33 32,0 45,33 21,33 2. Nhiệt tình trong giảng dạy 12,0 48,0 29,33 10,67 3. Phương pháp dạy sinh động, thu hút 5,33 34,67 46,67 13,33 4. Dẫn dắt sinh viên ứng dụng thực tế 0 69,73 24 6,67

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Từ kết quả khảo sát mức độ đánh giá trên của HSSV đối với đội ngũ giáo viên cho thấy sinh viên đều nhất trí là đội ngũ giáo viên của trường vững trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm tốt, tận tình với sinh viên nhưng còn thiếu nhiều kiến thức thực tế nên khó khăn trong việc dẫn dắt ứng dụng thực tế cho sinh viên, điều này đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và trên thực tế giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ vẫn chủ yếu nặng về lý thuyết.

* Nghiệp vụ sư phạm dạy nghề:

Nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ GV nhà trường là một trong những điểm hạn chế lớn nhất hiện nay. Ngoại trừ một số GV được đào tạo từ các trường sư phạm kỹ thuật có nghiệp vụ sư phạm tương đối tốt, trong đó có số ít GV trẻ đã áp dụng các phương pháp giảng dạy mới có hiệu quả, nhưng đa số vẫn giảng dạy theo phương pháp truyền thống. Số GV còn lại được đào tạo chuyên ngành ở các trường kỹ thuật khác khi về trường công tác đều không có hoặc có rất ít kiến thức về nghiệp vụ sư phạm, sau khi được tiếp nhận vào thì hàng năm nhà trường tạo điều kiện đi học nghiệp vụ sư phạm do Tổng cục dạy nghề đào tạo. Tỷ lệ giáo viên có chứng chỉ sư phạm dạy nghề có sự thay đổi và

tốt hơn tuy nhiên cần giảm tỷ lệ giáo viên chưa học nghiệp vụ sư phạm để nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong thời gian tới.

Bảng 4.11. Tỷ lệ giáo viên có chứng chỉ sư phạm dạy nghề Trường LBC

Nội dung

2011 2012 2013

SL (%)TL SL (%)TL SL (%)TL

1. Thạc sỹ Sư phạm kỹ thuật 1 3 2 5,5 3 6,7 2. Đại học sư phạm kỹ thuật 19 65,5 24 66,7 25 57,8 3. Nghiệp vụ sư phạm bậc 1 2 7 3 8,3 5 13,3 4. Nghiệp vụ sư phạm bậc 2 2 7 3 8,3 5 13,3 5. Chưa học nghiệp vụ sư phạm 5 17,5 4 11,2 4 8,9

Tổng số 29 36 42 100

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - LBC)

Những năm qua mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, đã có nhiều giờ giảng giáo viên thực sự lấy người học là trung tâm, phát huy tính tích cực của người học. Kể từ năm 2010, khi nhà trường bắt đầu ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp, không ít GV còn chưa hiểu và không áp dụng được phương pháp tích hợp vào việc giảng dạy của mình. Tuy nhiên Nhà trường mới chỉ tổ chức tập huấn cho đội ngũ GV về phương pháp dạy học tích hợp trong thời gian ngắn nhưng không có kiểm tra đánh giá kết quả khi kết thúc tập huấn nên hiệu quả chưa cao. Trong quá trình giảng dạy thì Nhà trường có tiến hành thanh tra giảng dạy đối với GV, thi Hội giảng tuy nhiên kết quả vẫn còn rất khiêm tốn. Chính vì vậy đây cũng là một vấn đề cần phải có giải quyết để nâng cao chất lượng đào tạo.

* Trình độ ngoại ngữ, tin học:

Trong xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay, quan hệ hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo được đẩy mạnh cho nên đội ngũ GV cần phải biết ngoại ngữ. Đối với đội ngũ giáo viên của Trường, đa số GV ít khi sử dụng

ngoại ngữ, khả năng giao tiếp rất yếu, việc đọc và dịch tài liệu cũng có nhiều hạn chế nhất là dịch các tài liệu chuyên ngành. Theo số liệu thống kê của Phòng đào tạo Nhà trường thì trình độ ngoại ngữ của đội ngũ GV được thể hiên trong bảng:

Bảng 4.12. Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ GV Trường năm 2013 Chỉ tiêu Ngoại ngữ Tin học Số lượng (GV) Tỷ lệ(%) Số lượng (GV) Tỷ lệ(%) Trình độ A 25 57,8 24 55,6 Trình độ B 14 33,3 15 35,5 Trình độ C và trên C 04 8,9 04 8,9 Chưa đạt trình độ A 0 0 0 0 Tổng 42 100 42 100

(Nguồn: Phòng Đào tạo – LBC)

Năm 2013 Nhà trường đã hỗ trợ kinh phí để GV tham gia khóa học Tiếng Anh Language link và Tiếng Anh Onedu để cải thiện khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh và ứng dụng vào giảng dạy, tuy nhiên số lượng GV có máy tính còn hạn chế. Nhà trường yêu cầu từ ngày 1/8/2010 bắt buộc mỗi giáo viên đều phải soạn giáo án điện tử thay cho việc soạn giáo án trên sổ trước đây. Nếu thực hiện tốt yêu cầu này thì trình độ tin học của đội ngũ GV nhà trường sẽ được cải thiện nhanh.

* Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, giáo viên

Đội ngũ giáo viên trong Nhà trường có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo và kết quả học tập của sinh viên. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề nhân lực, trong những năm qua Nhà trường đã chú ý nhiều đến biện pháp, chính sách đãi ngộ, khuyến khích, tạo điều kiện, bắt buộc nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường, cụ thể:

- Nhà trường mở các lớp nghiệp vụ sư phạm. Đến nay toàn bộ giáo viên của Trường đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 1,2 và qua lớp bồi dưỡng

- Nhà trường tạo điều kiện về mặt thời gian để giáo viên hoàn thành việc học tập. - Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo cấp phòng, khoa, hội thảo theo khoa học các chuyên đề.

- Động viên cán bộ, giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp Trường, Bộ. - Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học nâng cao phục vụ chuyên môn. Phấn đấu năm học 2015 – 2016 Nhà trường có từ 1 đến 2 người tham gia nghiên cứu sinh. Nhà trường sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, các chuyên đề theo chương trình mục tiêu nâng cao chất lượng giáo viên và nghiên cứu việc tổ chức cho giáo viên đi học tập, nâng cao trình độ tại nước ngoài.

* Công tác quản lý HSSV

Để đảm bảo chất lượng giảng dạy của mỗi tiết học phòng Đào tạo Nhà trường phối hợp với các phòng ban, các khoa chuyên môn kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội quy, quy trình lên lớp của giáo viên: lên lớp đúng giờ, chuẩn bị giáo án , đề cương bài giảng, quản lý sinh viên sinh viên trong giờ học… thường xuyên dự giờ giáo viên để đánh giá và góp ý cho giáo viên những mặt còn hạn chế.

Kết thúc mỗi học kỳ bộ phận Thanh tra đào tạo tiến hành lấy ý kiến ngẫu nhiên tại các lớp khác nhau những môn học của các thầy cô giáo để từ đó tìm ra những thế mạnh và những điểm yếu cần khắc phục. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên của Nhà trường tuổi đời là trẻ, được đào tạo chính quy, được phân công đúng chuyên môn và luôn có ý thức học tập và tự học tập để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu đào tạo của Nhà trường. Tuy nhiên, sự quản lý chưa thật nghiêm khắc của GV đã dẫn đến tình trạng sinh viên nghỉ học không phép, đi học muộn và trốn tiết thường xuyên xảy ra.

Với đặc trưng là Trường đào tạo nghề nên sinh viên không giới hạn độ tuổi, tuy nhiên độ tuổi phổ biến là 18 đến 25 tuổi. Đây là độ tuổi tâm lý thường xuyên thay đổi nên để quản lý một cách tốt nhất cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa phòng Công tác sinh viên sinh viên với giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục về ý thức cho sinh viên giúp sinh viên tránh xa được những tệ nạn xã hội, tạo được niềm tin của sinh viên và phụ huynh động viên SV chuyên tâm vào công việc học tập.

Có thể nói quản lý HSSV là nhiệm vụ trọng tâm mà Nhà trường đặt ra ngay từ khi thành lập, khi SV nhập trường được học tập nội quy, quy chế theo chương

trình giáo dục đầu khoá bắt buộc, có kiểm tra đánh giá kết quả. Đó là thời gian sinh viên được hiểu rõ về môi trường giáo dục LBC, chương trình đào tạo, truyền thống của Nhà trường và đặc biệt được định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Luôn quan tâm đến mọi mặt của sinh viên, khích lệ tinh thần học tập và rèn luyện đạo đức, Nhà trường đã thường xuyên tổ chức các chương trình ngoại khóa về văn nghệ, thể thao, hội thi tay nghề giỏi, hội thi nét đẹp LBC, kỷ niệm các ngày lễ lớn, ngày thành lập trường... Nhà trường đã tập trung làm tốt công tác phối hợp Công đoàn, Đoàn thanh niên, phòng công tác HSSV, các phòng ban chức năng và GV chủ nhiệm, giữa Nhà trường với đơn vị và gia đình trong việc quản lý toàn diện SV. Qua đó đã đảm bảo an ninh trật tự, làm tốt công tác phòng chống các tệ nạn xã hội trong học đường, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm, đôn đốc nhắc nhở SV thực hiện tốt nội quy của nhà trường.

Trong năm học 2012 – 2013, Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động phong trào thu hút số lượng sinh viên lớn tham gia:

- Tổ chức Hội thi HS giỏi cấp trường và tham gia hội thi cấp thành phố Hà Nội đạt nhiều giải cao.

- Đoàn thanh niên nhà trường tổ chức tốt các phong trào thi đua trong HS, các hoạt động về thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ, câu lạc bộ thanh niên, đội thanh niên xung kích, câu lạc bộ phòng chống HIV, tổ chức cắm trại, tham gia tình nguyện mùa hè xanh, chương trình từ thiện “Vì đàn em”, hoạt động hưởng ứng Vì biển đảo thân yêu... Sinh viên Nhà trường đã tham gia và đạt kết quả cao trong các cuộc thi thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ do Đoàn khối công nghiệp thành phố Hà Nội tổ chức.

Có thể nói công tác quản lý và giáo dục SV ở Trường CĐN Long Biên được thực hiện tốt. Tuy nhiên, trong điều kiện số lượng sinh viên thường xuyên biến động, việc quản lý tương đối phức tạp, Nhà trường cần phải có biện pháp xử lý những vi phạm nội quy nghiêm hơn và mạnh hơn. Qua khảo sát 100 sinh viên hiện đang học tại trường với các chuyên ngành khác nhau thu được kết quả như sau:

Bảng 4.13. Đánh giá về công tác quản lý HS – SV Trường LBC

TT Nội dung Mức độ đánh giá (%)

1 Quản lý giờ học 55 47 8 0

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề long biên (Trang 53 - 61)