Số lượng sinh viên các ngành
HSSV là nhân vật trung tâm của nhà trường, trong những năm qua mọi hoạt động của nhà trường đều hướng vào HSSV để HSSV toàn tâm toàn ý chủ động và tự tin học tập tốt. HSSV phải được phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ để sau khi tốt nghiệp có việc làm và thích ứng được với cơ chế thị trường. Vì vậy một trong
những mục tiêu quan trọng của nhà trường là phải thu hút được người học ngày càng đông với chất lượng đào tạo được nâng cao.
Minh chứng cho mục tiêu này, hàng năm vào đầu mỗi năm học Nhà trường đều xây dựng cho mình một kế hoạch tuyển sinh cụ thể để thu hút sinh viên. Sinh viên sau khi nộp hồ sơ sẽ được nhà trường xét duyệt căn cứ vào kết quả học tập trong học bạ. Kết quả số lượng sinh viên tuyển sinh vào Nhà trường liên tục tăng qua các giai đoạn được thể hiện cụ thể qua biểu đồ dưới đây.
Bảng 4.1. Quy mô tuyển sinh của Nhà trường phân theo ngành 2010 – 2013
STT Ngành Số lượng sinh viên
2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013
1 May công nghiệp 89 123 128 2 Kế toán doanh nghiệp 51 74 41 3 Quản trị khách sạn – Du lịch 40 57 64 4 Lắp ráp và sửa chữa máy tính 70 88 61
Tổng 250 342 294
Số lượng sinh viên - sinh viên tuyển sinh vào trường có sự thay đổi qua các năm từ 2010 đến 2013. Đối với sinh viên hệ Cao đẳng, mặc dù là một hệ đào tạo mới nâng cấp của nhà trường, tuy nhiên lượng sinh viên của nhà trường tuyển sinh vào giữ ở mức ổn định từ 400 - 600 sinh viên. Mức tăng qua các năm là không đáng kể do với đối tượng sinh viên học hệ cao đẳng phải có điều kiện là tốt nghiệp THPT, tuy nhiên thì đối tượng này phạm vi lựa chọn trường là rộng nên việc tuyển sinh còn gặp rất nhiều khó khăn.
Ngay sau khi sinh viên nhập trường, để giúp người học nắm được những thông tin cần thiết, trong tuần sinh hoạt đầu khoá, người học được nhà trường phổ biến các thông tin về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, các yêu cầu kiểm tra đánh giá và các vấn đề quan trọng khác. Những thông tin cũng được ghi trong Sổ tay sinh viên sinh viên để phát cho người học sử dụng như một cẩm nang trong suốt quá trình học tập tại trường. Nhà trường thực hiện đúng các chế độ chính sách xã hội như xét học bổng, miễn giảm học phí.
các quy chế HSSV nội, ngoại trú, nội quy giảng đường.
HSSV sau khi tốt nghiệp sẽ được Nhà trường tư vấn và giới thiệu việc làm đến các cơ sở, Doanh nghiệp nhà trường đã liên kết để làm việc và có thu nhập ổn định. Với những sinh viên xuất sắc trong các kỳ thi tay nghề quốc gia sẽ được nhà trường giữ lại đào tạo tay nghề để có thể trở thành giáo viên dạy thực hành, truyền tay nghề cho các thế hệ HSSV tiếp theo.
Chất lượng đầu vào của sinh viên
Chất lượng đầu vào của HS, SV có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo nghề. Các em HS, SV khi vào học nghề có vốn kiến thức kỹ thuật cơ bản được học ở bậc phổ thông thì các em sẽ dễ tiếp thu những kiến thức kỹ thuật chuyên ngành hơn, dẫn đến chất lượng đào tạo sẽ tốt hơn. Khi trình độ đầu vào của HS, SV thấp thì chất lượng đào tạo sẽ bị nhiều hạn chế.
Nhà trường thực hiện công tác tuyển sinh theo đúng Quy chế của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành. Tổ chức thành lập Hội đồng tuyển sinh, triển khai việc thực hiện xét tuyển theo đúng tiêu chí xét tuyển đối với các hệ đào tạo: Hệ Cao đẳng nghề xét tuyển trên cơ sở kết quả học tập THPT và hệ trung cấp nghề xét tuyển thông qua kết quả học tập THCS. Chính vì công tác tuyển sinh của nhà trường được thực hiện theo hình thức xét tuyển nên chất lượng đầu vào của sinh viên chưa cao. Đặc điểm chung đối với SV hiên nay khi vào học ở các trường dạy nghề có trình độ tương đối yếu, đa số các em đều thi trượt vào các trường Cao đẳng, Đại học, hoặc học kém bỏ học giữa chừng do vậy đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề. Điều này phản ánh qua kết quả thống kê về chất lượng đầu vào của Phòng tuyển sinh:
Bảng 4.2. Chất lượng đầu vào của SV nhà trường từ 2010 đến 2013
2010 - 2011 2011 – 2012 2012 - 2013
SL % SL % SL %
THPT 226 90,4 303 88,6 257 87,5
THCS 24 9,6 39 11,4 37 12,5
Tổng 250 342 294
Qua bảng số liệu ta thấy chất lượng đầu vào của HS nhà trường tỷ lệ sinh viên tốt nghiêp THCS chiếm xấp xỉ 1/10 số lượng sinh viên, thấp nhất là năm 2010 – 2011 với 9,6%, con số này có xu hướng tăng lên năm 2011 – 2012 là 11,4%, năm 2012 – 2013 đạt tỷ lệ cao nhất là 12,5 %, song đa số các sinh viên này có nguyện vọng học hệ trung cấp nghề. Có thể nói chất lượng đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện đạo đức trong Nhà trường, đặc biệt với các môn học cần tư duy thì những sinh viên mới tốt nghiệp THCS thì tầm hiểu biết và khả năng phát hiện vấn đề sẽ hạn chế. Bên cạnh đó, sinh viên của Nhà trường cũng đa dạng về lứa tuổi, nhận thức và nhiều vùng miền nên có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường, vì số HS này trình độ văn hóa, nhận thức xã hội, khả năng tư duy còn rất hạn chế, do vậy việc tiếp thu kiến thức trong học trung cấp nghề sẽ gặp nhiều khó khăn.
Kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên:
* Kết quả học tập của sinh viên trong 3 năm trở lại đây:
Chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng nghề Long Biên được biểu hiện qua kết quả học tập và kết quả rèn luyện đạo đức, lối sống, tham gia các hoạt động đoàn thể trong trường của sinh viên. Trong đó, việc đánh giá kết quả học tập được thực hiện dưới sự phối hợp của giáo viên bộ môn – khoa – phòng đào tạo của Nhà trường. Kết quả học tập của sinh viên được xếp theo học kỳ và từng năm học đối với từng khóa học, là căn cứ để Nhà trường xét học bổng, xét điều kiện lên lớp và điều kiện tốt nghiệp của sinh viên toàn khóa học.
- Kết quả học của sinh viên cao đẳng nghề từ năm 2010 – 2013 được thể hiện trong bảng:
Bảng 4.3. Kết quả Đào tạo, giáo dục hệ Cao đẳng nghề 2010 - 2013
TT Xếp loại
Năm 2010 - 2011 Năm 2011 - 2012 Năm 2012 - 2013 SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ(%) So với năm trước SL Tỉ lệ (%) So với năm trước 1 XS, Giỏi 13 3,98% 23 3,99% 0,01% 28 4,48% 0,49% 2 Khá 111 33,94% 190 32,93% -1,02% 200 32,00% -0,93% 3 TBK, TB 197 60,24% 354 61,35% 1,11% 385 61,60% 0,25%
4 Yếu 6 1,83% 10 1,73% -0,10% 12 1,92% 0,19%
Cộng 327 577 625
(Nguồn: Phòng Đào tạo – LBC)
Qua bảng số liệu ta thấy số lượng sinh viên qua các năm của Nhà trường tăng lên, kết quả học tập của sinh viên có sự biến động qua các năm, tỷ lệ sinh viên đạt kết quả xuất sắc và giỏi chiếm 3,98% năm học 2010 – 2011, năm 2011 – 2012 tăng 0,01 % lên 3,99 %, trong năm học vừa qua tỷ lệ này tăng lên đáng kể là 28 sinh viên chiếm 4,48%. Về tỷ lệ sinh viên đạt học tập loại khá có xu hướng giảm xuống từ 33,94% năm học 2010 – 2011, còn 32,93% năm học 2011 – 2012 và 32% năm học 2012 – 2013. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là kết quả học tập trung bình và trung bình khá, bảng số liệu cho thấy tỷ lệ này là trên 60% trong 3 năm và có xu hướng ngày càng tăng, tuy nhiên lượng tăng không đáng kể. Tỷ lệ sinh viên đạt học lực loại yếu trong trường vẫn tồn tại, chiếm khoảng 2% trong tổng số. Trong những năm tới Nhà trường cần giảm tỷ lệ này xuống mức thấp nhất để đảm bảo sinh viên ra trường có khả năng đáp ứng công việc. Ngày nay với sự cạnh tranh mạnh mẽ về người học, chất lượng đào tạo là vấn đề vô cùng quan trọng và là căn cứ để sinh viên lựa chọn trường, chọn ngành. Kết quả trên đã phần nào cho thấy được kết quả đào tạo Nhà trường chứng tỏ việc nâng cao chất lượng đào tạo vẫn chưa được đề cao.
Bảng 4.4. Kết quả học tập của sinh viên các ngành Trường LBC Khóa, ngành học
Tổng số SV
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
Năm 2010 - 2011
Quản trị khách sạn 73 3 4,11 21 28,77 48 65,75 1 1,37 Kế toán doanh nghiệp 108 7 6,48 39 36,11 53 49,07 0 0,00 Sửa chữa lắp ráp máy
tính 79 2 2,53 28 35,44 47 59,49 2 2,53 May công nghiệp 67 1 1,49 23 34,33 49 73,13% 4 5,97
Tổng 327 13 4 11
1 34 197 60,2 6 1,8
Năm 2011- 2012
Quản trị khách sạn 123 4 3,25 34 27,64 83 67,48 2 1,63 Kế toán doanh nghiệp 187 12 6,42 62 33,16 91 48,66 1 0,53 Sửa chữa lắp ráp máy
tính 120 4 3,33 43 35,83 72 60,00 2 1,67 May công nghiệp 147 3 2,04 51 34,69 108 73,47 5 3,40
577 23 190 354 10
Năm 2012 - 2013
Quản trị khách sạn 142 6 4,23 36 25,35 96 67,61 3 2,11 Kế toán doanh nghiệp 144 10 6,94 49 34,03 81 56,25 3 2,08 Sửa chữa lắp ráp máy
tính 141 5 3,55 46 32,62 87 61,70 3 2,13 May công nghiệp 198 7 3,54 69 34,85 117 59,09 5 2,52
625 28 200 385 12
(Nguồn: Phòng Đào tạo – LBC)
Kết quả học tập của sinh viên ở từng năm có sự không đồng đều giữa các khoa: Tỷ lệ sinh viên đạt loại giỏi ngành Kế toán doanh nghiệp qua các năm chiếm tỷ lệ lớn nhất trong 4 ngành, sự biến động không lớn là 6,48% năm 2010 – 2011, 6,42% năm 2011- 2012, 6,94% năm 2012 – 2013, đứng thứ 2 là ngành Quản trị khách sạn, ngành Sửa chữa và lắp ráp máy tính đứng thứ 3, cuối cùng là ngành May công
nghiệp. Điều này cho thấy lực học của sinh viên ngành Kế toán tốt nhất, điều này cũng thể hiện đặc trưng và tính chất của các ngành nghề. Tỷ lệ sinh viên đạt kết quả học tập khá chiếm khoảng 30% tổng số sinh viên song tỷ lệ này có xu hướng giảm dần qua các năm. Ngành Quản trị khách sạn tỷ lệ sinh viên đạt xếp loại khá có sự biến động từ 28,77% năm 2010 – 2011 còn 27,64% năm 2011- 2012 và tiếp tục giảm còn 25,35% năm 2012 – 2013 mặc dù số lượng sinh viên của ngành có sự tăng lên. Tương tự với các ngành khác cũng có sự thay đổi, ngành Lắp ráp và sửa chữa máy tính yêu cầu kỹ thuật cao, sự kiên trì và đam mê nên nhiều SV chưa đáp ứng được làm thể hiện chất lượng học tập loại trung bình còn khá lớn 59,49% , 60% và 61,7% từ 2010 đến 2013. Tỷ lệ SV xếp loại yếu tập trung ở ngành May công nghiệp là chủ yếu chiếm 2,5% tổng số sinh viên của ngành. Do vậy, trong thời gian tới Nhà trường cần có các biện pháp tích cực để cải thiện chất lượng học tập của SV.
* Kết quả rèn luyện của sinh viên trong 3 năm học:
Cuối mỗi học kỳ, việc xét thi đua khen thưởng cho những HSSV và tập thể lớp dựa trên kết quả học tập và kết quả rèn luyện. Nếu sinh viên có kết quả cao trong học tập nhưng ý thức tổ chức kỷ luật kém thì cũng không được xét thi đua khen thưởng.
Nhà trường thực hiện nghiêm túc theo chế độ chính sách mà Nhà nước đã ban hành đối với HSSV. Giải quyết đầy đủ các quyền lợi cho sinh viên, sinh viên thuộc đối tượng chính sách xã hội, công tác đoàn thể. Đồng thời xử lý nghiêm khắc đối với những SV vi phạm nội quy, quy chế, khen thưởng kịp thời sinh viên có thành tích trong học tập.
Bảng 4.5. Kết quả giáo dục đạo đức hệ Cao đẳng nghề LBC 2010 - 2013
TT Xếploại
Năm 2010 - 2011 Năm 2011 - 2012 Năm 2012 - 2013 SL Tỉ lệ(%) So với năm trước SL Tỉ lệ (%) So với năm trước SL Tỉ lệ (%) So với năm trước 1 XS, Tốt 226 69,1 0 409 70.8 +1,7 445 71,2% 1.3 2 Khá 77 23,5 0 127 22.0 -1,5 143 22,9% 0.8 3 TB 22 6,8 0 38 6.5 -0,3 34 5,4% -2 4 Yếu 2 0,6 0 3 0.5 -0,1 3 0.5% -1 Cộng 327 577 625
(Nguồn: Phòng Đào tạo – LBC)
Về kết quả rèn luyện của sinh viên của Trường được thể hiện cụ thể trong bảng, tỷ lệ sinh viên đạt loại tốt chiếm tỷ lệ cao nhất từ 69,1% năm 2010 – 2011, lên 70,8% 2011 – 2012 và 71,2% năm 2012 – 2013. Đứng thứ 2 là tỷ lệ sinh viên xếp loại khá từ 22 – 23%, sinh viên, tỷ lệ sinh viên đạt loại trung bình có xu hướng qua các năm giảm từ 6,8 % còn 5,4%. Sinh viên xếp loại yếu vẫn còn tồn tại mặc dù tỷ lệ không đáng kể là 0,5% và 0,6%. Để đảm bảo song song giáo dục nghề nghiệp và rèn luyện đạo đức cho sinh viên, Nhà trường cần có những kế hoạch cụ thể để từng bước nâng cao ý thức của sinh viên các ngành.
* Kết quả tham gia và thi sinh viên giỏi các cấp
Bảng 4.6. Kết quả tham gia và dự thi sinh viên giỏi Trường LBC
Trình độ ĐVT 2011 2012 2013
So sánh (%) 12/11 13/12 Bìnhquân 1. Cấp trường
a. Số lượng sinh viên dự thi SV 135 181 198 134,1 109,4 121,4 b. Số lượng sinh viên đạt giải SV 43 52 84 121 161,5 139,7 - Giải nhất SV 05 06 15 120 250 173,2 - Giải nhì SV 16 20 28 125 140 132,2 - Giải ba SV 22 26 41 118 157 136,1 2. Cấp thành phố
a. Số lượng sinh viên dự thi SV 5 8 10 160 125 142,5 b. Số lượng sinh viên đạt giải SV 3 5 7 166,67 140 153,3 - Giải nhất SV 0 0 01 0 200 0 - Giải nhì SV 01 02 03 200 150 175 - Giải ba SV 02 03 03 150 100 125
(Nguồn: Phòng Đào tạo – LBC)
Việc tổ chức thi sinh viên giỏi hàng năm của trường được sự chỉ đạo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Do vậy, hàng năm Trường đều tổ chức và lựa chọn được các sinh viên giỏi các nghề để tham gia hội thi tay nghề cấp thành phố.
Qua các hội thi Nhà trường đã tuyên dương khen thưởng các giáo viên và sinh viên để động viên khích lệ đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt học tốt tạo không khí sôi nổi trong giảng dạy và học tập góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Từ những thành tích đó đã góp phần nâng cao uy tín của Nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo. Phân loại kết quả thi tốt nghiệp qua từng năm học, thể hiện qua bảng:
Bảng 4.7. Kết quả thi tốt nghiệp của Trường LBC 2010 - 2013 Đơn vị tính: % Nội dung 2011 2012 2013 - Giỏi 5,2 6,8 6,1 - Khá 67,8 64,2 60,9 - Trung bình 27 30 31,8 - Trượt tốt nghiệp 0 2 1,2
(Nguồn: Phòng Đào tạo – LBC)
Số liệu trên cho thấy tỷ lệ HSSV thi tốt nghiệp đạt khá, giỏi có sự biến động nhưng không đều, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại trung bình chiếm tỷ lệ lớn khoảng 30%, tỷ lệ sinh viên trượt tốt nghiệp giảm dần. Kết quả phân loại đạo đức không có sinh viên, sinh viên có đạo đức yếu kém. Chứng tỏ kết quả đào tạo của Nhà trường đang có xu hướng đi xuống. Từ việc phân tích ở trên phần nào cho thấy chất lượng