Đánh giá từ sinh viên, giáo viên

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề long biên (Trang 73 - 85)

Đánh giá về chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo của nhà trường được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội và phải theo sát nhu cầu thực tiễn của xã hội, phù hợp với tiến bộ của khoa học và công nghệ, đảm bảo tính cân đối, khoa học về nội dung chương trình trong việc liên thông đào tạo lên bậc học cao hơn, tạo điều kiện cho người học khi ra trường có thể đáp ứng được ngay yêu cầu của quy trình sản xuất hiện đại. Trong những năm qua, phòng đào tạo cùng phối hợp với các phòng ban, các khoa chuyên môn tiếp tục thực hiện việc xây dựng và điều chỉnh chương trình đào tạo: rà soát lại mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của từng hệ, ngành nghề đào tạo. Từ sự điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo và phù hợp với những yêu cầu của doanh nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Đến nay, toàn trường đã thống nhất chương trình đào tạo cho tất cả các ngành nghề.

Bảng 4.15. Kết quả đánh giá của sinh viên về Chương trình đào tạo Nội dung đánh giá Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý

1 Chương trình đào tạo có dung

lượng hợp lý 10% 17% 73%

2 Thời lượng của tất cả các môn

học trong học kỳ là phù hợp 11% 16% 73%

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Đa số sinh viên cho rằng dung lượng các môn học/mô đun là hợp lý, song có 10% ý kiến cần thay đổi dung lượng các môn lý thuyết cho phù hợp (Giảm lượng giờ các môn lý thuyết). Để thực hiện chương trình đào tạo có hiệu quả cho cả khoá học với tất cả các hệ, các ngành nghề, phòng Đào tạo nhà trường đã phối hợp cùng với các khoa chuyên môn lập kế hoạch và tiến độ đào tạo theo từng kỳ và cả năm học đảm bảo tính logic, khoa học và có tính kế thừa giữa các môn học. Đồng thời phân công giáo viên giảng dạy phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho từng lớp học, từng hệ đào tạo.

môn học trong kỳ. Kết quả đánh giá phản ánh qua bảng sau:

Bảng 4.16. Kết quả khảo sát SV về việc bố trí sắp xếp môn học trong kỳ

STT Mức độ đánh giá Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Kém 0 0 2 Trung bình 38 38,0 3 Tốt 53 53,0 4 Rất tốt 9 9,0 Tổng 100 100

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Qua bảng ta thấy việc bố trí các môn học trong kỳ được sinh viên sinh viên đánh giá tương đối tốt: 53% đánh giá là tốt, 9% đánh giá là rất tốt. Điều đó thể hiện nội dung chương trình môn học; việc bố trí, sắp xếp logic hợp lý các môn học đã được phòng đào tạo nhà trường phối hợp với các khoa chuyên môn thực hiện tương đối tốt.

Tuy nhiên, việc bố trí giáo viên giảng dạy tại các lớp chưa được đánh giá cao do thường xuyên có sự thay đổi giáo viên, phản ánh qua kết quả khảo sát đối với 100 sinh viên sinh viên năm 2013 trong bảng :

Bảng 4.17. Kết quả khảo sát SV về việc bố trí sắp xếp giáo viên

STT Tiêu chí đánh giá Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Kém 16 16,0

2 Trung bình 43 43,0

3 Tốt 33 33,0

4 Rất tốt 8 8,0

Tổng 100 100

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Qua bảng cho thấy vẫn có 16% số sinh viên được hỏi về việc bố trí giáo viên giảng dạy đánh giá kém và 43% đánh giá ở mức trung bình. Điều đó phản ánh đúng đặc thù của nhà trường là vẫn phụ thuộc vào giáo viên thỉnh giảng, đôi khi thời khóa biểu só sự thay đổi trong thời gian ngắn làm ảnh hưởng đến tâm lý sinh viên và chất lượng bài học.

tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chương trình chi tiết của từng học phần hoặc từng môn học, xác định các giáo trình tài liệu cần thiết cho môn học. Trong chương trình đào tạo cũng quy định kế hoạch thực hiện chương trình, điều kiện tiên quyết của mỗi môn học, học phần để khi thực hiện đảm bảo được tính hệ thống khoa học.

Đánh giá về hệ thống giáo trình, học liệu:

Hiện nay trường đã có những tài liệu chuẩn tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều tài liệu chưa đáp ứng được nhu cầu của người học. Việc hiệu chỉnh, sửa đổi, cập nhật những nội dung mới là cần thiết tuy nhiên, hiện nay do chủ quan của người biên soạn nên vẫn chưa quan tâm đến vấn đề này. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Do đó cần phải có những sự chỉ đạo cụ thể, kịp thời để giải quyết vấn đề này.

Trong những năm qua, mặc dù Trường đã chỉ đạo biên soạn giáo trình và đề cương bài giảng đáp ứng kịp thời cho việc giảng dạy nhưng kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế. Qua khảo sát ý kiến của 20 cán bộ quản lý, kết quả được phản ánh trong bảng sau.

Bảng 4.18. Đánh giá công tác biên soạn giáo trình mới

STT Tiêu chí đánh giá Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Kém 1 5,0

2 Trung bình 9 45,0

3 Tốt 10 50,0

4 Rất tốt 0 0

Tổng 20 100

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Qua kết quả khảo sát trên cho thấy 50% ý kiến cho là tốt nhưng 50% ý kiến cho là trung bình và kém chứng tỏ công tác này chưa thật tốt. Tồn tại này là do trình độ của đội ngũ cán bộ giáo viên còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Cán bộ giáo viên được giao nhiệm vụ chủ yếu mới chỉ thực hiện việc biên tập lại nội dung từ những tài liệu khác chưa có được sự đổi mới phù hợp với điều kiện tại trường. Chính vì vậy, để phù hợp với điều kiện thực tế tại trường và đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, hàng năm khi có sự thay đổi chế độ chính sách Nhà nước, của khoa học công nghệ nhà trường phải cập nhật và điều chỉnh lại giáo trình

môn học đã biên soạn ở các năm trước. Kết quả điều chỉnh được đánh giá khá tốt qua khảo sát ý kiến đối với 20 cán bộ quản lý thông qua bảng:

Bảng 4.19. Đánh giá việc điều chỉnh giáo trình môn học

STT Tiêu chí đánh giá Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Kém 0 0

2 Trung bình 6 30,0

3 Tốt 11 55,0

4 Rất tốt 3 15,0

Tổng 20 100

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Qua bảng ta thấy kết quả điều chỉnh giáo trình môn học đã được đánh giá khá cao với 70% ý kiến cho là tốt. Tuy nhiên sinh viên, sinh viên mới là khách hàng của quá trình đào tạo và sự đánh giá của khách hàng về chất lượng đào tạo là khách quan và chính xác hơn cả. Kết quả khảo sát về nội dung giáo trình môn học đối với 100 HSSV được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.20. Đánh giá của SV về nội dung giáo trình môn học

STT Tiêu chí đánh giá Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Kém 6 6,0

2 Trung bình 52 52,0

3 Tốt 34 34,0

4 Rất tốt 8 8,0

Tổng 100 100

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Với kết quả khảo sát về nội dung giáo trình môn học ở bảng cho thấy chỉ có 42% sinh viên đánh giá là tốt và rất tốt. Qua đó có thể phản ánh về sự đánh giá chủ quan của cán bộ quản lý nhà trường. Điều này nhà trường cần phải kiểm tra, rà soát lại trong các khâu, các giáo viên tham gia vào quá trình xây dựng và điều chỉnh giáo trình.

Nhà trường đã coi trọng đầu tư cho công tác mua sắm, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy đảm bảo các môn học, mô đun trong các nghề hiện trường đang đào tạo đều có đủ giáo trình, tài liệu học tập.

Các giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập của Trường hàng năm đều được bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp.

Giáo viên của Trường có trách nhiệm hướng dẫn, giới thiệu tài liệu tham khảo chính, cần thiết cho HSSV.

Tuy nhiên, các tài liệu giảng dạy, bài giảng thành giáo trình chưa được quan tâm thích đáng.

Quy chế thi, kiểm tra

Bảng 4.21. Kết quả khảo sát của sinh viên về hình thức thi và kiểm tra Nội dung đánh giá Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý

1 Đề kiểm tra kết thúc môn học sát với chương trình học 9% 8% 83%

2 Tổ chức thi, kiểm tra chặt chẽ, nghiêm túc 15% 5% 80%

3

Hình thức tổ chức thi, kiểm tra phù hợp với các mô đun,

môn học 5% 13% 82%

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Như vậy, nhìn vào bảng số liệu điều tra ta thấycông tác ra đề thi và tổ chức kiểm tra định kỳ cũng như thi kết thúc học phần chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Cụ thể có đến gần 1/10 số sinh viên được khảo sát cho rằng đề thi chưa sát với nội dung được học tập. Về hình thức tổ chức thi cử chưa nghiêm túc, điều này dẫn đến việc mất công bằng trong đánh giá sinh viên, chất lượng không thực tế. Nếu tiếp tục để tái diễn tình trạng này sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng đầu ra của sinh viên, không tạo được hứng thú và đam mê của sinh viên. Do vậy, Nhà trường cần thực hiện nghiêm quy chế thi và kiểm tra để đảm bảo công bằng và đánh giá đúng chất lượng.

Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên được giám sát chặt chẽ, nghiêm túc, công bằng, khách quan. Có nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với đặc thù môn học, mô đun và mục tiêu đào tạo. Kết quả học tập theo hướng coi trọng quá trình, phản hồi kịp thời kết quả học tập cho HSSV.

Tuy nhiên,

Nhà trường chưa thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo mở rộng về quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

Ngân hàng đề thi chưa thực sự đầy đủ: đề thi trắc nghiệm và các phần mềm thi, kiểm tra còn hạn chế.

Đánh giá chung:

Năng lực làm việc của người lao động kết quả của quá trình đào tạo, người học là sản phẩm của quá trình đào tạo và là nhân vật trung tâm của quá trình đào tạo. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng nghề Long Biên, chúng tôi đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra người học. Đối tượng điều tra là những sinh viên sinh viên của nhà trường đang tham gia học tập và HSSV đã ra trường đang làm việc tại các Doanh nghiệp. Kết quả điều tra tổng hợp được đánh giá như sau:

Bảng 4.22. Bảng tổng hợp kết quả điều tra HSSV (%)

STT Nội dung điều tra Không

tốt Trung bình Tốt

1 Mức độ phù hợp của chương trình họcvà tổ chức thi, kiểm tra 2,17 2,00 95,83

2 Phương pháp giảng của giáo viên vàthực hiện tiến độ giảng dạy 1,71 1,96 96,33 3 Giáo trình tài liệu học tập 3,00 1,67 95,33 4 Chất lượng của các phương thức đào tạo 2,33 1,67 96,00 5 Cơ sở vật chất phục vụ học tập 2,17 1,83 96,00 6 Công tác quản và phục vụ đào tạo 2,00 1,43 96,57 7 Chất lượng chương trình đào tạo màHSSV nhận được. 1,19 1,56 97,26

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả

-Chương trình học có nội dung phù hợp và thời lượng được bố trí hợp lý. - Nội dung thi, kiểm tra sát với chương trình học, tổ chức thi, kiểm tra nghiêm túc.

- Đa số giáo viên có trình độ chuyên môn sâu rộng, phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu.

- Giáo viên lên lớp đảm bảo về giờ giấc, thực hiện đúng tiến độ và kế hoạch giảng dạy.

- Phương thức học tập hiện tại phù hợp về mặt thời gian, HSSV được chủ động trong việc học tập.

- Cơ sở vật chất phục vụ học tập đáp ứng được yêu cầu, chất lượng đào tạo - HSSV được cung cấp đầy đủ các thông tin về ngành nghề học, được giải quyết các thủ tục về hành chính trong quá trình học tập nhanh gọn. Các hoạt động phong trào, các dịch vụ phục vụ nhu cầu giải trí, ăn uống, y tế được đáp ứng.

- HSSV tự tin với vốn kiến thức đã được học tập tại trường.

Bên cạnh người học, thì cán bộ quản lý - giáo viên là những người trực tiếp tham gia vào công tác tổ chức và giảng dạy cũng là một trong những nhân tố có vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Vì vậy để đánh giá chất lượng công tác đào tạo của nhà trường chúng tôi cũng đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra và thực hiện điều tra với đối tượng là các giáo viên và cán bộ quản lý tham gia vào công tác tổ chức và giảng dạy của nhà trường. Kết quả điều tra được tổng hợp đánh giá như sau:

Bảng 4.23. Bảng tổng hợp kết quả điều tra GV và CBQL về phương thức đào tạo của Trường (%)

STT Nội dung điều tra Không

tốt

Trung

bình Tốt

1 Thực hiện nội dung chương trình đào tạo 0,19 6,06 93,75 2 Phương pháp giảng của giáo viên và

thực hiện tiến độ giảng dạy 62,31 37,00 0,69 3 Chất lượng các phương thức đào tạo 0,00 29,27 70,73

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra

Nhận xét:

* Về chương trình đào tạo

- Nội dung chương trình đã bám sát mục tiêu đào tạo - Các kỹ năng nghề được đưa vào tương đối đầy đủ - Các kiến thức phù hợp với đối tượng đào tạo

- Về nội dung đào tạo trong chương trình đã xuất phát từ kết quả phân tích nghề, phân tích công việc, yêu cầu kiến thức, kỹ năng nghề và có tính tới xu thế phát triển của nghề trong tương lai.

*Về phương pháp giảng dạy và thực hiện tiến độ giảng dạy

- Giáo viên có kiến thức chuyên môn tay nghề cao và có phương pháp truyền đạt tốt, khai thác có hiệu quả các trang thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

- Các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, trao đổi phương pháp giảng dạy của các Khoa chuyên môn đã mang lại hiệu quả cao.

- Tiến độ giảng dạy được duy trì và đảm bảo đúng kế hoạch đào tạo.

* Về chất lượng của các phương thức đào tạo

- Với chủ trương đa dạng hóa các phương thức tổ chức đào tạo của nhà trường là phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đã mạng lại hiệu quả cao đáp ứng được nhu cầu của người học và nhu cầu nguồn nhân lực của các Doanh nghiệp.

4.2.2. Đánh giá chất lượng đào tạo từ doanh nghệp

* Số lượng SV tốt nghiệp có việc làm trong 3 năm (2011 – 2013)

Ngay từ khi thành lập, Nhà trường đã có chính sách khuyến khích học tập bằng việc hỗ trợ giới thiệu việc làm cho sinh viên yên tâm học tập. Đối với sinh viên tốt nghiệp xếp loại giỏi, xuất sắc sẽ được Nhà trường cân nhắc giữ lại làm việc, đối với sinh viên tốt nghiệp loại khá trở lên nếu có nguyện vọng Nhà trường sẽ được giới thiệu vào làm tại các doanh nghiệp như: Tổng công ty May 10, chi nhánh công ty May 10 tại Thái Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng, Công ty May Phù Đổng, Khách sạn Fraser suit, Khách sạn Dragon, Khách sạn Lotte Hà Nội, Công ty máy tính Thịnh Quang, Big C Long Biên, Công ty TNHH Sumi, Công ty Giấy Hải Tiến… Đó là cơ hội rất tốt cho sinh viên đặc biệt trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.

Bảng 4.24. Bảng tổng hợp việc làm của SV tốt nghiệp khóa 35, 36 Nội dung Tổng số (HS) Khối ngành Kinh tế (Kế toán doanh nghiệp) Ngành Kỹ thuật (May và Máy tính) Ngành Dịch vụ (Quản trị khách sạn)

SV Tỷ lệ(%) SV Tỷ lệ(%) SV Tỷ lệ(%) SV Tỷ lệ(%) Tổng số SV điều tra 130 100 50 100 50 100 30 100

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề long biên (Trang 73 - 85)