V. ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG
1. Viêm bờ mi Đại cương.
2.3. Tiến triển.
- Thoái triển ở người trẻ nhưng có nguy cơ tái phát nhiều lần. - Không tiến triển khi u hạt đã nang hoá.
- Đôi khi biến chứng với phản ứng viêm, viêm kết mạc phản ứng, dò qua da hoặc kết mạc, u hạt trên mặt chắp trong, bội nhiễm trong trường hợp đè ép vào lệ quản dưới…
2.4. Điều trị.
* Trong giai đoạn viêm cấp tính điều trị bao gồm: - Chườm nóng 15 – 20 phút, 4 lần/ngày.
+ Vệ sinh mi mắt, day ấn và ép cho chất viêm của tuyến Meibomius thoát ra. + Dùng kháng sinh, chống viêm toàn thân và tại chỗ.
* Điều trị như trên sau 2 – 4 tuần mà chắp không khỏi, cần phải rạch và nạo bỏ chắp để giúp cho nang chắp tiêu đi.
+ Nếu viêm mạnh nhất ở mặt sau mi: Rạch qua kết mạc và sụn để dẫn lưu chắp.
+ Nếu viêm mạnh nhất ở mặt trước: Rạch qua da và cơ vòng cung mi để lấy kết mô u hạt. * Trong một số trường hợp, nhất là khi chắp ở kề bên lệ đạo, có thể tiêm Steroid vào trong tổn thương (0,2ml Triamcinolon 10mg/ml). Việc tiêm Steroid tại chỗ có thể gây bạc màu da ở phía trên và không hiệu quả bằng rạch và nạo tổn thương.
3. Lẹo.
3.1. Định nghĩa.
Lẹo là một nhiễm trùng cấp tính của tuyến bờ mi.
3.2. Lâm sàng.
Lúc đầu có cảm giác nóng ở bờ mi kèm theo đau khi sờ nắn ngoài da.
Lẹo là một nhọt bao quanh một nang lông nên đau nhức, rất nhạy cảm khi nắn tay. Đôi khi lẹo bị che lấp bởi phù mi nhưng luôn luôn có đau khi ấn chính xác vào bờ tự do của mi, Thường sau 4 – 6 ngày, mủ vỡ ra và các triệu chứng tại chỗ giảm đi, tiến triển dẫn tới rụng lông mi.
3.3. Điều trị.
Điều trị thích hợp là chườm nóng và kháng sinh tại chỗ. Chích rạch và nạo sạch ổ khi lẹo đã hoá mủ. Châm cứu huyệt phế du cũng là cách làm tốt để góp phần thúc đẩy quá trình tiêu viêm, khu trú ổ mủ.
Đây là một bệnh đã được biết tới từ lâu. Từ trước đến nay bệnh được gọi với nhiều tên khác nhau: - Viêm võng mạc trung tâm tái phát (Von Graefe, 1866).
- Viêm võng mạc trung tâm (Asayama, 1898).
- Viêm hắc võng mạc trung tâm thanh dịch: Uhthoff (1912); Hasuda (1914), Fuchs (1916); Kitahara (1932).
+ Bong võng mạc dẹt nguyên phát vùng hoàng điểm (Walsh và Sloan, 1934). + Bệnh võng mạc trung tâm thanh dịch (Dorne, 1971 và Coscas, 1972).
Do bệnh ảnh hưởng cả hắc mạc và võng mạc thuật ngữ thường được sử dụng hơn ngày nay là bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch.
Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch đặc trưng bằng sự xuất hiện một bọng thanh dịch của võng mạc cảm thụ do biến đổi hàng rào hoặc các chức năng bơm ở biểu mô sắc tố võng mạc.
I. LÂM SÀNG.
Đây là bệnh của người trẻ và trung niên (từ 30 – 50 tuổi) nam gặp nhiều hơn nữ với tỷ lệ nam/nữ là 10/1; đại bộ phận bị một mắt, song cũng có một tỷ lệ nhất định bị cả hai mắt. Bệnh có tính tái phát, nhiều tác giả báo cáo tỷ lệ tái phát là 30% trong vòng 2 năm.
Người ta chia bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch thành 4 thể chủ yếu dựa vào hình ảnh chụp mạch huznh quang võng mạc
- Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch điển hình - Thể bong biểu mô sắc tố đơn thuần
- Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch không điển hình - Bệnh biểu mô sắc tố võng mạc toả lan
1.1. Triệu chứng cơ năng.
Các hình thái lâm sàng có triệu chứng cơ năng gần giống nhau. Chỉ biểu hiện những triệu chứng cơ năng khi bọng bong thanh dịch đã lan tới vùng trung tâm biểu hiện bằng hội chứng hoàng điểm.
Hội chứng hoàng điểm: Nhìn mờ: Thị lực giảm không hoàn toàn giống nhau, thường giảm còn 5/10 – 6/10; giai đoạn đầu, dùng kính viễn + 0,5D – 1 + 1,5D thị lực tăng. Có hiện tượng giả viễn thị do võng mạc bị đội lên bởi dịch rỉ ưới võng mạc.
Ở những bệnh nhân tái phát nhiều lần thị lực có thể chỉ còn 1/10 hoặc thấp hơn.
- Ám điểm trung tâm: Bệnh nhân thấy có đám mờ hoặc tối trước mắt. Ám điểm xuất hiện do rối loạn cơ năng của tế bào nón, nó bị tách ra khỏi biểu mô sắc tố bởi dịch rỉ và trao đổi inh ưỡng giữa tế bào nón với mao mạch hắc mạc bị ảnh hưởng.
- Nhìn vật biến dạng, méo, cong, thu nhỏ và xa ra. Dùng lưới Amsler khám sẽ thấy các đường thẳng bị cong, m o mó, thường có cả ám điểm.
- Rối loạn sắc giác: Rối loạn sắc giác trục xanh – vàng là triệu chứng sớm nhất của bệnh, tồn tại lâu, khi bệnh đã ổn định, rối loạn sắc giác vẫn còn trong khoảng 2 – 3 tháng. Nó có giá trị trong chẩn đoán, theo dõi tiến triển và tiên lượng của bệnh: khi bệnh giảm rối loạn sắc giác cũng giảm, nếu bệnh tái phát nhiều lần, rối loạn sắc giác trục xanh – vàng sẽ tồn tại mãi mãi.
- Thích ứng sáng tối giảm sút: Test loá hoàng điểm: Chiếu sáng vùng hoàng điểm trong 30 giây với máy soi đáy mắt thông thường. Đo thị lực trước và sau khi làm test. Bình thường sau 30 – 50 giây, thị lực hồi phục bằng trước khi làm test. Trong các bệnh hoàng điểm, thị lực hồi phục chậm hơn người bình thường 4 – 5 lần.