3.1. Bong võng mạc nguyên phát. Có nhiều thuyết nhưng đáng chú ý là:
Thuyết co kéo võng mạc của J.Gonin (1930): võng mạc bị co kéo từ phía dịch kính và bị rách, dẫn đến bong võng mạc. Trên cơ sở thuyết này J.Gonin đã đưa ra nguyên tắc điều trị là bịt vết rách tạo điều kiện cho võng mạc áp trở lại.
Hiện nay người ta cho rằng cơ chế bong võng mạc rất phức tạp. Bong võng mạc là hậu quả của những tổn thương thoái hoá của dịch kính ,Võng mạc và hắc mạc. Người ta nhận thấy để có bong võng mạc cần có hai điều kiện chính là sự thoái hoá dẫn đến bong dịch kính sau và vết rách hay lỗ.
* Thoái hoá của dịch kính: Là một quá trình phức tạp nhưng điển hình là hai hiện tượng: sự lỏng hoá của dịnh kính và bong dịch kính sau.
Bong dịch kính sau là hiện tượng mất tiếp xúc giữa lớp vỏ của dịch kính và lớp màng giới hạn trong của võng mạc. Đó là hậu quả của hiện tượng lỏng hoá, sự co của dịch kính, có liên quan đến sự lão hoá cũng như một số bệnh lý: cận thị, không có thể thuỷ tinh. bong dịch kính sau có thể gây ra biến chứng như rách võng mạc, chảy máu dịch kính.
* Rách và lỗ của võng mạc.
Những vết rách, lỗ của võng mạc thường xảy ra do hậu qủa của quá trình thoái hoá tiệm tiến của võng mạc, dịch kính và hắc mạc. Thoái hoá có thể ở trong võng mạc, dịch kính võng mạc, hay ở hắc võng mạc. Rách thường có nhiều dạng:
- Vết rách, thườngdo tác động co kéo của dịch kính. Có thể là vết rách có nắp hay có vạt. - Lỗ võng mạc, do hoái hóa của bản thân võng mạc là chính.
- Những dứt chân võng mạc, gây ra do sự co kéo của vùng nền dịch kính, trên cơ sở võng mạc thoái hoá.
3.2. Bong võng mạc do co kéo: Có những đặc điểm sau:
* Bong là do sự co k o tăng ần của tổ chức tân tạo dính vào mặt võng mạc hướng vào trong buồng dịch kính. Đa số bong võng mạc co kéo có kết hợp với bong dịch kính sau không hoàn toàn.
* Thường có sự phối hợp của những dải hay những màng tân tạo nằm ở phái trước và dính vào võng mạc bong. Mức độ, vị trí và hình ảnh của màng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó.
* Bong võng mạc thường tiến triển chậm, có trường hợp ổn định lâu dài, do vậy có thể gây ra trên mặt võng mạc hình ảnh thoái hoá vi nang.
* Điểm khởi đầu của bong võng mạc có thể ở trung tâm hay ở ngoại biên đôi khi nhiều ổ, được xac định bởi chân của vùng dính dịch kính võng mạc.
* Trong hầu hết các trường hợp, có thể thấy màng dịch kính gây bong khi khám sinh hiển vi với kính tiếp xúc Goldmann hay một thấu kính gián tiếp 60 – 90 Diopter.
* Mặt của võng mạc bong ít lồi, khác với những bong võng mạc nguyên phát hay bong võng mạc do xuất tiết mặt võng mạc thường lồi nhiều vào buồng dịch kính.
* Võng mạc bong cố định, định khu của dịch ưới võng mạc không thay đổi bởi tư thế hay khi mất vận động.
3.3. Bong võng mạc do xuất tiết.
Xảy ra do tổn hại mạch máu võng mạc hoặc biểu mô sắc tố võng mạc, khiến cho dịch đi vào khoang ưới võng mạc. Tân sản và các bệnh viêm (như viêm màng bồ đào toả lan, hội chứng màng bồ đào – màng não…) là những nguyên nhân hàng đầu của loại bong võng mạc này. Bong võng mạc do xuất tiết có đặc điểm:
xuống phía ưới, khi nằm thì chất dịch tụ tập ra phía cực sau làm bong vùng hoàng điểm). - Mặt võng mạc bong nhẵn, trái ngược với bề mặt nhăn nheo trong bong võng mạc do vết rách. - Đôi khi võng mạc nhô lên đến mức thấy ngay sau thể thuỷ tinh. Đặc điểm này hiếm xảy ra trong các bong võng mạc do vết rách.