C. Một số bệnh phổi là hậu quả đái tháo đường I Phần bệnh lao phổi phối hợp đái tháo đường
5.1 X-Quang ngực
Theo Bùi Xuân Tám (1998), chụp X-Quang ngực chuẩn là phương pháp cơ bản để chẩn đoán lao phổi. Tổn thương lao phổi trên phim X-Quang có đặc điểm là thường gặp ở thuỳ trên, có đặc tính 2 phổi đối xứng nhau nếu lan tràn theo đường máu, tổn thương chéo nhau nếu lan tràn theo đường phế quản [12]
Các loại tổn thương có tính chất tương đối đặc thù hay gặp trong bệnh lao là: vị trí vùng hạ đòn, đỉnh phổi, tổn thương đa dang, phối hợp nhiều loại, tiến triển chậm. [13]
Theo Rosman M.D tổn thương lao phổi có thể gặp ở bất kỳ phân thuỳ nào nhưng hay gặp (95%) ở phân thuỳ đỉnh, phân thuỳ sau của thuỳ trên và phân thuỳ đỉnh của thuỳ dưới [22].
Trong nghiên cứu của chúng tôi vị trí tổn thương hay gặp là thuỳ đáy với 39.1%, tổn thương thuỳ trên chiếm 34.8%, cũng có 6.5% trường hợp không phát hiện tổn thương trên X_Quang. Đặc điểm này khác so với vị trí tổn thương lao điển hình.
Theo Shi-Chuan Chang và cộng sự (1987) khai thác 1276 BN lao phổi thì chí có 5.1% Bn có tổn thương vùng thấp (vùng thấp bao gồm: thuỳ giữa, thuỳ dưới, thuỳ lưỡi) [23]
Các dạng tổn thương hay gặp trong nghiên cứu của chúng tôi là tổn thương đa dạng và không đều giữa 2 phổi, tổn thương phát hiên phổi trái nhiều hơn phải. Các dạng hay gặp: đám mờ không đều chiếm 28.9% phổi phải (P) và 31.5% phổi trái (T). Dạng chấm, nốt mờ chiếm 21.1% (P) và 23.6% (T). Dạng hang gặp 2.6% (P) và 7.9%(T). Ngoài ra còn gặp các dạng tổn thương khác như đám mờ tam giác như viêm phổi thuỳ gặp 10.5% (P) và 5.3% (T). Không phát hiện trường hợp nào xơ phổi, hạch trung thất và rốn phổi.
Theo nhiều tác giả như Crofton J, Armstrong P (1993) và Đỗ Đức Hiển (1994) đều mô tả tổn thương hay gặp trên lao phổi là nốt, hang, vôi hoá [6.16]