Đặc điểm tuổi, giớ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng một số bệnh phổi có phối hợp với đái tháo đường điều trị tại khoa hô hấp-bệnh viện bạch mai trong hai năm 2009-2010 (Trang 85 - 87)

- Trong nhóm viêm phổi có 44 BN cấy đờm tìm vi khuẩn và cho kết quả dương tính là 15.9% (K.pneumohiae chiếm 9.1%), 18 BN cấy máu và cho kết

1.Đặc điểm tuổi, giớ

Với 28 BN nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ BN nam cao hơn BN nữ (67.9% so với 32.1%). Sự khác biệt nàycó ý nghĩa thống kê với p<0.05.

Trong nghiên cứu chỉ gặp những BN trên 40 tuổi, đặc biệt gặp nhiều ở BN ≥65 tuổi chiếm 50%.

Kết quả này gần giống vơi nhận xét của nhiều tác giả. Theo nghiên cứu Trịnh Thị Kim Oanh trong số 40 BN, nữ chiếm 55%, tập trung nhiều ở lứa

tuổi trên 40 [12], theo Skobeloff E nghiên cứu trên 182 BN hen thấy 75% hen ở người lớn là nữ [37].

Mối liên quan giữa HPQ và giới tính đã được nhắc đến từ lâu. Có giả thuyết cho rằng ảnh hưởng nội tiết tố nữ đến tiến triển bệnh HPQ song chưa có một nghiên cứu nào chứng minh một cách chính xác mối liên quan của giới tính nữ trong HPQ. Có thể là các hormôn nữ có liên quan tới thai nghén, kinh nguyệt, sinh đẻ, cho con bú…đã tá đọng làm ảnh hưởng tới hệ thống vận mạch, hệ thống điều hoà cơ trơn khí phế quản làm cho bệnh trở nên nặng hơn [28]. Người ta nhận thấy ở tuổi mạn kinh, bệnh có thể tiến triển nặng hơn hoặc khi đó mới xuất hiện [23]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ độ tuổi 51-65 chiếm 42,86%, và tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 66.75 ± 10.92.

2. Tiền sử

Tiền sử bệnh phổi: trong nhóm nghiên cứu chiếm nhiều nhất là bệnh nhân có tiền sử HPQ chiếm 75%, ngoài ra viêm phế quản mạn 3.6%. Số năm mắc hen là 14.19 ± 11.07 năm, số năm thấp nhất là 2, số năm mắc cao nhất là 35. BN HPQ thường bị bệnh từ nhỏ, nhiều người bị dai dẳng đến khi nhiều tuổi [23]. Weiss ST (1996) và Koran Zeb cho rằng nửa số bệnh nhân người lớn bị hen khi <10 tuổi [44]. Thực tế lâm sàng cho thấy hen ở người lớn tuổi mặc dù các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng không khác ngưồi trẻ tuổi nhưng thường nặng và tỷ lệ trử vong cao hơn. Một trong những nguyên nhân là bệnh hen tiến triển kéo dài, người bệnh học cách thích nghi, biết cách hạn chế hoạt động để giảm thiểu khó thở và chỉ vào viện khi có biểu hiện nặng [23.28,39].

Nhiễm trùng đường hô hấp được coi là yếu tố làm xuất hiện cơn hen trên những BN có thể tạng hen và thúc đẩy cơn hen xuất hiện sớm. Trên BN đái tháo đường có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, cũng là yếu tố thúc đẩy và nặng lên cơn hen.

Tiền sử ĐTĐ: Tiền sử ĐTĐ: chiếm 64.3% BN ĐTĐ typII, còn lại 35.7% BN không có tiền sử ĐTĐ. Số năm mắc bệnh trung bình là 4.03 ± 3.94 (n ăm), thấp nhất 0.1 năm, cao nhất là 14 năm.

Tiền sử hút thuốc lá: nhiều nghiên cứu cho rằng hút thuốc lá làm nặng thêm tình trạng bệnh hen sẵn có [23]. Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy 14.3% Bn có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào.

3. Lý do vào viện

Trong nhóm nghiên cứu lý do thường gặp nhất là khó thở 96.4%, ho đờm 71.4%, sốt 7.1%. Như vậy đa số BN đến viện trong tình trạng nặng và có biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp. Kết quả này giống với nhận xét về lý do vào viện hay gặp tuy tỷ lệ gặp thấp hơn. Theo Đào Nam Lượng thấy 100% BN vào viện với lý do ho, khó thở, 50% lý do sốt [12]

4. Triệu chứng lâm sàng

Trong nhóm nghiên cứu thấy 96.4% khó thở, chủ yếu khó thở 2 thì (14/27 BN) khó thở liên tục (16/27 BN). Nhận xét này khác với đặc điểm cơn hen điển hình, vì các BN vào viện trong tình trạng có biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp kèm theo bằng chứng là 82.1% BN ho đờm và 25% BN có sốt. Điều này đặt ra vấn đề sử dụng kháng sinh điều trị HPQ bội nhiễm là vấn đề quan trọng để cải thiện tình trạng bệnh.

Triệu chứng thực thể có 14.3% có Hc suy hô hấp, 14.3% BN tím môi và đầu chi. Kết quả này thấp hơn so với kết quả Trịnh Thị Kim Oanh 28.7% BN có tím môi và đàu chi [13]. Có sự khác biệt này là do tác giả nghiên cứu trên những bệnh nhân hen nặng còn chúng tôi nghiên cứu BN HPQ có ĐTĐ ở tất cả mức độ.

Nghe phổi gặp chủ yếu ran rít 82.1%, ran ngáy 57.1%, ran ẩm 28.6%, ran nổ 17.9%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng một số bệnh phổi có phối hợp với đái tháo đường điều trị tại khoa hô hấp-bệnh viện bạch mai trong hai năm 2009-2010 (Trang 85 - 87)