IV. Hội chứng tràn dịch màng phổi (TDMP)
5. Corticoid dùng điều trị COPD
Corticoid dùng trong các đợt cấp do nhiễm trùng, nhằm giảm viêm niêm mạc phế quản. Được dùng dạng uống, tiêm tĩnh mạch, phun xịt hoặc khí dung.
Corticoid dạng hít
Một số người bị COPD đáp ứng tốt với corticoid đường hít có thể duy trì trong thời gian dài với corticoid hít. Corticoid dạng hít có ít tác dụng phụ hơn dạng uống, nhưng chúng cho hiệu quả thấp hơn, ngay cả khi được sử dụng với liều cao.
Việc sử dụng loại thuốc này rất phổ biến. Corticoid không làm chậm lại quá trình suy giảm chức năng phổi. Tuy nhiên, chúng làm giảm tần số xuất
hiện cơn và cải thiện tính chất bệnh cùng với chất lượng sống ở một số bệnh nhân COPD.
Corticoid dạng uống, tiêm
Corticoid được dùng với những người không cải thiện sau khi đã dùng các loại thuốc khác hoặc những người đang lên cơn cấp tính với liều 1- 2mg/kg/ngày
Corticoid dạng uống được dùng điều trị thành công ở những người bị cơn cấp tính. Chúng cải thiện triệu chứng và chức năng của phổi trong những trường hợp này. Corticoid dạng uống thường không được khuyến khích dùng trong thời gian dài do những phản ứng phụ của chúng.
Phần 5. Đại cương đái tháo đường
Ngày đái tháo đường thế giới được tổ chức hàng năm vào ngaỳ 14/7 diễn ra trên toàn cầu với 212 tổ chức thành viên tại 160 quốc gia đã chứng tỏ tầm ảnh hưởng căn bệnh đến toàn thế giới. Từ năm 2007 ngày ĐTĐ trở thành ngày chính thức của Liên hợp quốc.chiến lược này đã đặt ĐTĐ vào vị trí được quan tâm cao nhất với công chúng.Bệnh có tốc độ phát triển nhanh, là một trong số 3 bệnh phát triển nhanh nhất thế giới ( ung thư, tim mạch, ĐTĐ). Đặc biệt ở các nước đã và đang phát triển.
ĐTĐ là bệnh mang tính chất xã hội rõ rệt. Bệnh có xu hướng gia tăng trong những thập kỷ gần đây. Một số nước trên thế giới số người mắc ĐTĐ chiếm 10% dân số, phần lớn là ĐTĐ typ 2.
Khoảng những năm 80 của thế kỷ trước tổng số người mắc ĐTĐ trên thế giới là 30 triệu người. Dự đoán đến năm 2025 là 380 triệu người mắc ĐTĐ. Ước tính mỗi năm trên thế giới bỏ 215-375 tỷ đô la để điều trị bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh chung của các nước Âu-Mỹ là 4-12% ở người lớn. [18].
Theo WHO ước tính năm 2010 trên thế giới có 293 triệu người măc tiểu đường, theo dữ liệu năm 2011 Tạp chí về ĐTĐ ( phát hành ngày 26-1-2011) tại Hoa Kỳ có 25,8 triệu trẻ em và người lớn măc ĐTĐ chiếm 8,3% dân số.
Riêng tại Việt nam theo PGS.TS Tạ Văn Bình: Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ ĐTĐ lớn nhất thế giới nhưng bệnh ĐTĐ ở Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới.
Theo số liệu điều tra bệnh viện nội tiết Trung Ương cho thấy số người Việt Nam mắc ĐTĐ từ năm 2002 là 2.7% thì đến năm 2008 đã tăng đến 5%. Hiện cả nước có khoảng4.5 triệu người mắc bệnh, trong đó độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hoá từ 45-64.
Theo TS.BS.Tạ Văn Bình số người mắc bệnh điều trị tại bệnh viện nội tiết Trung Ương ngày càng gia tăng. Nưm 2003 số bệnh nhân đièu trị nội trú
là 2.480, con số này tăng lên 7.301 vào năm 2007, và số lượt bệnh nhân đến khám tăng từ 53.042 lên 211.889 người. Tuy nhiên đây chỉ là con số nhỏ vì số người không biết mình mắc bệnh chiếm tới 65%. Có đến hơn 85% bệnh nhân khi được phát hiện đã có biến chứng