PHẦN KHÁI QUÁT CHUNG 1 Đặc diểm tuổi, giớ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng một số bệnh phổi có phối hợp với đái tháo đường điều trị tại khoa hô hấp-bệnh viện bạch mai trong hai năm 2009-2010 (Trang 83 - 85)

- Trong nhóm viêm phổi có 44 BN cấy đờm tìm vi khuẩn và cho kết quả dương tính là 15.9% (K.pneumohiae chiếm 9.1%), 18 BN cấy máu và cho kết

A.PHẦN KHÁI QUÁT CHUNG 1 Đặc diểm tuổi, giớ

1. Đặc diểm tuổi, giới

Trong 235 bệnh nhân nghiên cứu chúng tôi thấy tỷ lệ BN nam gặp nhiều hơn BN nữ (61.4% so với 38.6%). Sự khác biệt tỷ lệ BN nam và nữ có ý nghĩa thống kê với p<0.01.

Tỷ lệ BN ĐTĐ có bệnh phổi khác với tỷ lệ BN ĐTĐ nói chung. Theo Tạ Văn Bình và cộng sự (2003): tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nam thấp hơn so với nữ (36.8% so với 63.2%) [ ]

Tỷ lệ tập trung ở lứa tuổi trên 50 (202BN chiếm 86%). Có thể giải thích tỷ lệ người già cao hơn các nhóm tuổi khác là do đặc điểm sinh lý tuổi già, quá trình lão hoá làm giảm khả năng điều chỉnh và thích nghi của cơ thể đối với các tác động tiêu cực của môi trường như nhiễm độc, nhiễm khuẩn….tạo điều kiện cho phát sinh và phát triển bệnh tật. Đặc biệt ở nhóm tuổi này cơ thể đã có nhiều thay đổi, sức đề kháng và đáp ứng miễn dịch đối với bệnh tật ngày càng giảm sút [13].

2. Tiền sử

Tiền sử ĐTĐ: trong nhóm nghiên cứu chiếm nhiều nhất là bệnh nhân ĐTĐ typII 66.8%, so với ĐTĐ typI 1.7%. Điều này phù hợp với dịch tễ học chung của bệnh ĐTĐ. Ngoài ra nhóm bệnh nhân chưa phát hiện ĐTĐ khá cao 31.5%. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với nghiên cứu Trần Lê Giang phát hiện 9.8% người mắc ĐTĐ mới.[ tran le giang]. Chứng tỏ còn tỷ lệ lớn BN ĐTĐ ngoài cộng đồng chưa được phát hiện, chỉ phát hiện được khi có biến chứng hoặc tình cờ phát hiện khi mắc bệnh khác, mà một trong số đó là các bệnh phổi. Trong nhóm BN có tiền sử ĐTĐ: BN nam chiếm 58.6%, BN nữ chiếm 41.4%.

Tiền sử mắc bệnh phổi trước vào viện: tỷ lệ lớn là BN không có bệnh lý phổi trước đó 64.5%. Trong nhóm có tiền sử bệnh phổi hay gặp nhất là hen phế quản và COPD. Đây là những bệnh lý mạn tính, COPD hay gặp nam giơí trên 40 tuổi phù hợp đặc điểm về tuổi và giới trong nhóm nghiên cứu nên gặp tỷ lệ bệnh này trong tiền sử cao hơn.

Hen phế quản thường mắc từ khi còn nhỏ, nhiều người bị dai dẳng đén khi nhiều tuổi [20]. Weiss ST (1996) và Koran Zeb cho rằng nửa số bệnh

nhân người lớn bị hen khi nhỏ hơn 10 tuổi [44 ]. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ HPQ tập trung nhiều ở lưa tuổi trên 40 [21], điều này cũng phù hợp vơi với nhóm tuổi hay gặp trong nhóm nghiên cứu.

Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào: trong nhóm nghiên cứu chiếm đa số là bệnh nhân không hút chiếm 51.1%. Thuốc lá, lào là yếu tố thuận lợi cho những bệnh lý phổi như COPD, viêm phổi. Các hóa chất trong thuốc lá, lào làm tổn thương phổi. Tuy nhiên trong nhóm nghiên cứu các bệnh phổi chung phối hợp ĐTĐ thì thuốc lá không phải là yếu tố thuận lơi, mặc dù tỷ lệ bệnh nhân nam trong nghiên cứu nhiều hơn. Tuy nhiên thuốc lá, lào vẫn có thể là yếu tố thuận lợi cho từng loại bệnh cụ thể.

3. Đánh giá đường huyết

Trong nhóm nghiên cứu nồng độ đường huyết là 14.7 ± 6.7, trong đó mức cao nhất là 48.4 mmol/l. thấp nhất là 3.4 mmol/l.

Trong số 182 bệnh nhân làm HbA1c tỷ lệ kiểm soát đưòng máu mức tốt chiếm tỷ lệ thấp nhất 15.4%, tỷ lệ mức xấu chiếm cao nhất 56.6%. Điều này cho thấy sự kiểm soát đường huyết bệnh nhân không tốt do đó có nguy cơ mắc bệnh lý khác cao hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng một số bệnh phổi có phối hợp với đái tháo đường điều trị tại khoa hô hấp-bệnh viện bạch mai trong hai năm 2009-2010 (Trang 83 - 85)