ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng một số bệnh phổi có phối hợp với đái tháo đường điều trị tại khoa hô hấp-bệnh viện bạch mai trong hai năm 2009-2010 (Trang 34 - 37)

IV. Hội chứng tràn dịch màng phổi (TDMP)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đôí tượng nghiên cứu.

Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh phổi kèm đái tháo đường điều trị tại khoa hô hấp-BV Bạch Mai

2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo OMS:

- Đường máu lúc đói hai lần >7,0 mmol/l (1,26 g/l) - Đường máu bất kỳ > 11,1 mmol/l (2 g/l)

- Đường máu sau 2h làm test dung nạp glucose > 11,1 mmol/l (2 g/l)

2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản:

Nghĩ đến hen khi có 1 trong các dấu hiệu chỉ điểm sau: - Cơn hen với đặc điểm

+ tiền triệu: hắt hơi, sổ mũi, ho khan….

+ Cơn khó thở: khó thở thì thở ra, tăng dần và kết thúc bằng một trận ho khạc đờm (đờm trong và quánh)

- Tiếng thở rít (khò khè).

- Tiền sử có 1 trong các triêu chứng sau: + Ho, tăng về đem

+ Tiếng rít tái phát + Khó thở tái phát + Nặng ngực nhiều lần

- Thăm dò chức năng hô hấp có hội chứng rối loạn tắc nghẽn thông khí có hồi phục với thuốc giãn phế quản

2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán COPD:

- Ho, khạc đờm kéo dài và hoặc có tiền sử phơi nhiễm với các yếu tố gây bệnh

- Rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn với thuốc giãn phế quản. Biểu hiện FEV1 giảm, chỉ số Tiffeneau

(FEV1/VC)<70% hoặc chỉ số Gaensler(FEV1/FVC)<70% là tiêu chuẩn vàng.

2.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán lao phổi:

Khi soi kính trực tiếp có vi khuẩn trong đờm

Chẩn đoán xác định trong các trường hợp sau

+ có tối thiểu 2 tiêu bản AFB (+) từ 2 mẫu đờm khác nhau

+ Một tiêu bản đờm AFB (+) và có hình ảnh tổn thương nghi ngờ lao trên phim X quang phổi

+ Một tiêu bản đờm AFB (+) và nuôi cấy có vi khuẩn lao

Khi soi kính ttrực tiếp không có vi khuẩn trong đờm:

+ Khi có điều kiện cần làm thêm nuôi cấy (môi trường Lơeweinstein- Jensen) hoặc các kỹ thuật hiện đại về chẩn đoán vi khuẩn lao (PCR,ELISA…)

+ Dựa vào lâm sàng, đặc điểm tổn thương trên phim X quang phổi và các xét nghiệm khác đÓ chẩn đoán cho từng trường hợp.

2.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi:

+ Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt, môi khô, lưỡi bẩn, bạch cầu cao + Đau ngực có khi rất nổi bật

+ Ho và khạc đờm màu gỉ sắt + Hội chứng đông đặc phổi

+ X quang có hội chứng lấp đầy phế nang với đám mờ hình tam giác có đáy quay ra ngoài

+ Chẩn đoán vi sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc chẩn đoán vi sing nên được làm trước khi dùng kháng sinh, bao gồm: nhuộm soi tươi và cấy đờm, cấy máu, cấy dịch màng phổi, cấy dịch phế quản….

2.7. Tiêu chuẩn chẩn đoán áp xe phổi:

- HC nhiễm khuẩn - Triệu chứng ộc mủ

- X quang: có hình hang có mức nước hơi

2.8. Tiêu chuẩn chẩn đoán tràn dịch màng phổi

- Hội chứng 3 giảm

- X-quang ngực ; đám mờ đậm, đồng đều, bờ rõ, không có hiện tượng co kéo - Chọc dò màng phổi có dịch

2.9. Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập số liệu theo bệnh án mẫu dựa vào bệnh án tại khoa hô hấp-BV Bạch Mai trong 2 năm 2009-2010

- Xử lý số liệu bằng máy tính dựa vào phần mềm SPSS và các thuật toán y học

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng một số bệnh phổi có phối hợp với đái tháo đường điều trị tại khoa hô hấp-bệnh viện bạch mai trong hai năm 2009-2010 (Trang 34 - 37)