Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 41 - 44)

a, Môi trường kinh tế.

Nền kinh tế phát triển luôn kèm theo sự phát triển của ngành ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân được cải thiện; như vậy vốn cũng gia tăng, các nhà đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kéo theo sức mua của thị trường tăng lên. Vì thế, khi triển khai tín dụng ngắn hạn ngân hàng cần biết được kinh tế đang phát triển ở giai đoạn nào và nhu cầu, tiềm năng của thị trường lúc này là như thế nào.

Chu kỳ kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tín dụng. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất bị đình trệ, do đó hoạt động tín dụng sẽ gặp khó khăn về mọi mặt. Chẳng hạn khi lạm phát cao, lãi suất thực sẽ giảm xuống và nếu như ngân hàng không có cân đối giữa các loại nguồn và sử dụng nguồn nhạy cảm với lãi suất thì có thể khoản cho vay không đem lại hiệu quả mong đợi... Cũng có thể có những biến động về tỷ giá hoặc biến động về thị trường làm cho chủ đầu tư bị bất ngờ, dẫn đến thu không đủ, làm

giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng. Một doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh tế thì phải chịu tác động của các biến đổi trong môi trường này. Vấn đề là công tác dự báo tình hình và khả năng ứng phó với các tình huống xảy ra của doanh nghiệp cũng như của ngân hàng để đảm bảo hiệu quả của các khoản tín dụng.

b, Môi trường văn hóa, xã hội.

Đây là một nhân tố tác động khá quan trọng tới hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Ở mỗi vùng miền khác nhau lại có những sự khác biệt nhất định về quan niệm sống, về các yếu tố của đời sống tinh thần… Chính điều này quyết định đến thói quen, sở thích của người tiêu dùng từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến các đặc tính của thị trường. Vì vậy khi ngân hàng xâm nhập thị trường, phải nghiên cứu kỹ các đặc tính văn hoá – xã hội của thị trường đó để xây dựng được một chiến lược kinh doanh, khả năng tiếp cận khách hàng phù hợp nhất.

c, Môi trường khoa học, kỹ thuật.

Các phát minh, sáng tạo của con người giúp đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn lao động chân tay. Việc ngân hàng áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Ví dụ: hệ thống máy ATM thay thế nhân viên ngân hàng trong việc khách hàng thực hiên giao dịch với ngân hàng … Khoa học công nghệ sẽ giúp khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ ngân hàng, xoá đi giới hạn về thời gian trong việc thực hiện giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng.

d, Môi trường pháp luật.

Hoạt động tín dụng của ngân hàng chịu sự chi phối bởi các quy định của pháp luật. Cán bộ tín dụng cần hiểu đầy đủ các quy định của nhà nước về các quy định liên quan đến hoạt động tín dụng, cũng như các quy định liên

quan đến các ngành nghề kinh doanh như: hạn mức tín dụng được phép cấp cho một tổ chức là bao nhiêu, ngành nghề kinh doanh của khách hàng có được pháp luật cho phép… Nếu không nắm vững những quy định này thì rủi ro tín dụng cho ngân hàng là rất lớn. Ngoài ra, để hoạt động tín dụng phát triển thì cũng cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất tránh các quy định rườm ra, chồng chéo gây khó khăn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Như vậy, việc nghiên cứu, hệ thống hóa các cơ sở lý luận về hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về đặc điểm, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Đây là cơ sở quan trọng để khóa luận có thể vận dụng vào phân tích và đánh giá thực trạng họat động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT huyện Hưng Hà trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNO&PTNT HUYỆN HƯNG HÀ TỈNH THÁI BÌNH.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w